1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thịnh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 17/04/1978 4. Nơi sinh: Hà Nam 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4860/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 2409/QĐ-ĐHKHTN ngày 11/7/2017 của Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN về việc thay đổi tên đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tỷ lệ đồng vị 13C/12C và khả năng lưu giữ carbon hữu cơ trong một số loại đất phù sa đồng bằng sông Hồng 8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường 9. Mã số: 9440301.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng; TS. Trịnh Văn Giáp 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đã xây dựng và áp dụng thành công quy trình khuếch tán axit cải tiến để loại bỏ hoàn toàn carbon vô cơ cho phân tích thành phần đồng vị bền δ13C trong SOC và ứng dụng vào thực tiễn nghiên cứu đánh giá khả năng lưu giữ cabon trong đất. Đã xác định được mối tương quan giữa SOC với δ13C và các thông số lý, hóa học chính của đất ở độ sâu 0-30cm đối với 2 loại đất phù sa (Eutric Fluvisols và Dystric Fluvisols) đại diện cho đồng bằng sông Hồng, đồng thời làm rõ được quy luật biến đổi δ13C trong đất khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 2 vụ ngô -1 vụ lúa sang cấy 2 vụ lúa – 1 vụ ngô trong 1 năm với trường hợp để lại phụ phẩm và không để lại phụ phẩm. Từ đó, xác định nguồn gốc, tỷ lệ đóng góp carbon từ tàn tích thực vật vào carbon hữu cơ đất và phương thức canh tác nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến khả năng lưu giữ C trong đất. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Thành phần đồng vị δ13C là chỉ số phản ánh rõ ràng nguồn gốc carbon hữu cơ đất và có thể áp dụng vào thực tiễn để đánh giá khả năng lưu giữ C trong đất của các cơ cấu cây trồng lúa – ngô hiện nay và chỉ ra phương thức cách tác phù hợp để duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong đất, giảm phát sinh khí nhà kính, góp phần vào bảo vệ môi trường. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu động thái và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hủy, tích lũy SOC trong đất nông nghiệp đối với hệ canh tác lúa ngô nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam. Mở rộng nghiên cứu về lưu giữ SOC trong đất ở các loại hình canh tác và các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhằm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất ở Việt Nam. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: Nguyen Thi Hong Thinh, Vu Hoai, Ha Lan Anh, Trinh Van Giap, Nguyen Van Vuong (2018), “A procedure of determining carbon-13 composition in soil organic carbon on an Isotope Ratio Mass- Spectrometer”, Nuclear Science and Technology, Vol.8, No. 1, pp. 23-28. Nguyen Thi Hong Thinh, Vu Hoai, Ha Lan Anh, Vo Thi Anh, Truong Viet Chau, Trinh Van Giap, Tran Minh Tien (2019), “Study the Changes in Soil Organic Carbon of Rice-Maize Cropping System in the Top Layer of Alluvisol Soil in Dan Phuong: A Study of C-13 Stable Isotope Composition (δ13C)”, Journal of Environmental Protection, 10, 1361-1372. Minh N. Nguyen, Andy A. Meharg, Manus Carey, Stefan Dultz, Federica Marone, Sarah B. Cichy, Chinh T. Tran, Giang H. Le, Nga T. Mai, Thinh T.H. Nguyen (2019), “Fern, Dicranopteris linearis, derived phytoliths in soil: Morphotypes solubility and content in relation to soil properties” , European Journal of Soil Science,; 70:507–517. Thu T.T. Tran, Thao T. Nguyen, Van T. Nguyen, Huong T.H.Huynh, Thinh T.H. Nguyen, Minh N. Nguyen (2019), “Copper encapsulated in grass-derived phytoliths: Characterization, dissolution properties and the relation of content to soil properties”, Journal of Environmental Manage Science, 249 109423. |