TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức 00:00:00 Ngày 24/05/2018 GMT+7
Khởi động nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng bộ qui chuẩn nội dung địa chí quốc gia Việt Nam
Ngày 22/5/2018, tại Hà Nội, đã diễn ra tọa đàm nghiên cứu, xây dựng bộ qui chuẩn nội dung địa chí quốc gia Việt Nam.

Đây là hoạt động khoa học đầu tiên của Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam (gọi tắt là Nhiệm vụ Quốc chí).

Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí đã chủ trì tọa đàm.

Tham dự tọa đàm có nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Bộ, Ban, ngành, cơ quan trung ương và đại diện các viện nghiên cứu, trường đại học.

Tại buổi tọa đàm, Chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí Nguyễn Kim Sơn chia sẻ bên cạnh những mục tiêu như đã nêu trong Đề án xây dựng bộ quốc chí còn phải tầm vóc và dấu ấn thời đại. Với sứ mệnh của đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện những nhiệm vụ quốc gia, trên cơ sở tham khảo và nghiên cứu quốc chí từ nhiều nước phát triển trên thế giới, ĐHQGHN quyết tâm dốc sức đồng lòng, để Việt Nam có bộ cơ sở dữ liệu mang đậm dấu ấn xứng với tên gọi: Địa chí Quốc gia Việt Nam.

Trong khuôn khổ Tọa đàm, các đại biểu đã nghe  đại diện các nhà khoa học trình bày tham luận về kinh nghiệm từ việc biên soạn Địa chí của Trung Quốc, biên soạn về đất nước học Hoa Kỳ và bách khoa toàn thư Britannica. PGS.TS Trần Thị An đã trình bày về nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia: Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam và nhiệm vụ thành phần nghiên cứu, xây dựng bộ quy chuẩn cấu trúc nội dung, cấu trúc cơ sở dữ liệu, cấu trúc Atlats bộ địa chí quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, tại tọa đàm, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã chia sẻ về định hướng thể loại và quy cách biên soạn Quốc chí cho bộ địa chí quốc gia.

Tại tọa đàm, các đại biểu cùng tán đồng với phương hướng triển khai trong thời gian tới mà Chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí đưa ra. Cùng với đó,  các nhà khoa học cho rằng cần có nhiều cuộc tọa đàm để thống nhất bộ quy chuẩn và dựa vào tư duy tập kết tri thức, tiếp thu kinh nghiệm từ nhiều nước khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Pháp, Mỹ, để Việt Nam có bộ quốc chí mang lại dấu ấn cho người Việt cũng như người nước ngoài.

Trước mắt, Nhiệm vụ Quốc chí sẽ tổ chức các hoạt động khoa học nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng quy chuẩn về cấu trúc nội dung địa chí quốc gia; qui chuẩn cấu trúc nội dung địa phương chí; qui chuẩn về cấu trúc cơ sở dữ liệu dạng in và dạng số; qui chuẩn về Atlat dạng in và dạng số; qui chuẩn biên soạn sách dạng in, dạng số của bộ Địa chí quốc gia Việt Nam.

Nhiệm vụ Quốc chí được phê duyệt theo Quyết định số 2079/QD-TTg ngày 22/12/2017, của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ĐHQGHN là cơ quan chủ trì và Giám đốc ĐHQGHN đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Nhiệm vụ.

Nhiệm vụ Quốc chí có mục tiêu: Xây dựng và cung cấp tri thức cơ bản, tổng hợp về điều kiện tự nhiên, con người và văn hoá, xã hội góp phần phát triển khoa học, giáo dục và nâng cao dân trí, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh thông qua hình thành cơ sở dữ liệu ở dạng sách số (digital book) và bộ sách in Địa chí Quốc gia Việt Nam.

Nội dung cơ bản của Bộ Địa chí Quốc gia bao gồm: Vị trí, địa giới, lãnh thổ - lãnh hải; địa lý, địa chất và tài nguyên; động thực vật,  hành chính; nhân chủng, tộc người và dân cư; hệ thống chính trị; pháp luật; quốc phòng; an ninh; ngoại giao; kinh tế; lịch sử; văn hoá, văn học; nghệ thuật; ngôn ngữ và văn tự; tư tưởng; tôn giáo và tín ngưỡng; giáo dục; khoa học và công nghệ; y dược; giao thông…..và sẽ dựa vào quy chuẩn 4 nội dung: Bộ quy chuẩn về nội dung của địa chí; bộ quy chuẩn về cơ sở dữ liệu; Atlas địa chí và quy chuẩn về địa phương chí.

 

 Thùy Dương - Ảnh: Vũ Tùng - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ