Tin tức  Thông báo  Sau đại học 09:22:08 Ngày 23/03/2025 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Thiều Thị Thu Thảo
Tên đề tài: Chính sách công nghệ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1. Họ và tên: Thiều Thị Thu Thảo                                                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/07/1986                                                            4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Kéo dài thời gian đào tạo từ 2018 đến 2020 và trả về cơ quan công tác từ 2020-2022.

7. Tên để tài luận án: Chính sách công nghệ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và công nghệ

9. Mã số: 9340412.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải; TS Nguyễn Quang Tuấn.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã phân tích được các mô hình phát triển công nghệ thân thiện môi trường, phát triển bền vững, công nghệ xanh, sạch xuất hiện trên thế giới hiện nay đồng thời đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của mô hình và phân tích tính phù hợp và khả năng thích ứng với Việt Nam; Phân tích mô hình ESG, dự báo tính khả thi và khả năng ứng dụng mô hình này trong các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần; Mô hình ESG thực tế là mô hình Môi trường – Xã hội và Quản trị, và chưa có nghiên cứu khoa học nào trong nước ứng dụng, phân tích ESG dưới dạng giải pháp từ chính sách Môi trường và Công nghệ. Với kiến thức của ngành chính sách khoa học và công nghệ, Nghiên cứu sinh đã vận dụng các tiêu chí phát triển ESG thiết lập hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường nhằm hài hòa và dung hợp hai lĩnh vực chính sách Môi trường và chính sách công nghệ. Tư tưởng này được tác giả sử dụng xuyên suốt tại Luận án để hình thành khung chính sách. Đây là điểm mới mà Luận án đã sử dụng so với mô hình quản trị doanh nghiệp đơn thuần mà các nghiên cứu trong nước đang vận dụng; Tiếp theo Luận án đề xuất 04 khung chính sách thành phần bao gồm: Khung bộ chỉ số đánh giá Công nghệ thân thiện với môi trường; Khung phân loại loại công nghệ thân thiện với môi trường; Khung chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển, thương mại Công nghệ thân thiện với môi trường; Khung chính sách phát triển doanh nghiệp bền vững. Trên cơ sở đó hình thành 01 khung chính sách chính nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có):

+ Có thể ứng dụng khung chính sách nghiên cứu sinh đề xuất để xây dựng chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường tại Việt Nam cũng như lấp những khoảng trống chính sách hiện có.

+ Ứng dụng giải pháp từ mô hình ESG đã được chính sách hóa theo hướng chính sách khoa học và công nghệ. Áp dụng chính sách này trong các doanh nghiệp đang gặp áp lực phải đáp ứng các chỉ số kinh doanh bền vững.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có): Hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI trong việc kiểm soát, quản lý dữ liệu nhằm đưa ra giải pháp phù hợp thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Thiều Thị Thu Thảo (2020), “Mô hình cụm công nghiệp thân thiện môi trường cho vùng thủ đô Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (226), tr. 3-10.

2. Thiều Thị Thu Thảo (2020), “Xu hướng phát triển trong tương lai của ngành Công nghệ môi trường, tầm nhìn đến năm 2050 của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (577), tr. 80-82.

3. Thiều Thị Thu Thảo (2021), “Development trend of enviromantally friendly technology commercialization and experience of countries around the world”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế các nhà khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu, NXB Thanh Niên, tr. 36-39.

4. Thiều Thị Thu Thảo (2021), “Enviromental technology diffusion, barriers and some problems related to barier removal assistance”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế các nhà khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu, NXB Thanh Niên, tr. 344-348.

5. Thiều Thị Thu Thảo, Nguyễn Văn Thành (2022) “Enviromental, social and governance (ESG) ecosystem takes environmentally sound technologies (ESTs) as the focus in the foal of sustainable development and enhances the competitiveness of Vietnamese companies”, 15th NEU-KKU Internationnal Conferance “Socio – Economic and Enviromental issues in development. Vol. 15, pp. 1122-1130.

 

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (Số 394) | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC