Tin tức  Thông báo  Sau đại học 09:21:34 Ngày 23/03/2025 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Diệu Anh
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Anh                                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/03/1981                                               4. Nơi sinh: Daklak

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 998/QĐ-CTHSS, ngày 26 tháng 07 năm 2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  

6.1. Đổi tên đề tài từ “Đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ của phụ huynh có con có hành vi hướng ngoại”, thành “Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi”, tại Quyết định số 437/QĐ-ĐHGD ngày 03/04/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

6.2. Kéo dài thời gian học tập lần 1, tại Quyết định số 1246/QĐ-ĐHGD.

6.3. Kéo dài thời gian học tập lần 2, tại Quyết định số 1085/QĐ-ĐHGD.

6.4. Quyết định buộc thôi học, tại Quyết định số 1397/QĐ-ĐHQG.

6.5. Quyết định quay lại học tập, tại Quyết định số 1651/QĐ-ĐHQG.

7. Tên đề tài luận án: “Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi”

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

9. Mã số:  8310401.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Ngọc Khanh và GS.TS. Bahr Weiss

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

1) Tất cả những cha mẹ được chọn tham gia nghiên cứu này đều có con có vấn đề hành vi không mong đợi, tạo nên biến lệch phải, trong đó tỷ lệ trẻ nam có vấn đề hành vi nhiều hơn trẻ nữ, và độ tuổi có hành vi nhiều hơn cả là từ 4 - 5 tuổi.

2) Có mối quan hệ giữa học vấn của cha mẹ và hành vi của trẻ, trong đó, học vấn cha mẹ càng thấp thì hành vi ở trẻ càng có xu hướng tăng cao.

3) Có sự thay đổi đáng kể về hành vi của trẻ qua 3 lần đo, từ hành vi không mong đợi trở thành hành vi tích cực hơn.

4) Có tương quan giữa vấn đề hành vi của trẻ và vấn đề học vấn của cha mẹ, tương quan giữa stress của cha mẹ và cách thức làm cha mẹ, tương quan giữa kỹ năng làm cha mẹ và thu nhập của cha mẹ.

5) Có sự thay đổi trong kỹ năng làm cha mẹ, từ ít kỹ năng thành nhiều kỹ năng hơn.

6) Có sự thay đổi về stress của cha mẹ, từ nhiều stress đến giảm stress đi.

7) Có sự thay đổi trong tương tác giữa cha mẹ và con cái, từ không tương tác hoặc tương tác không chất lượng thành tương tác và có chất lượng hơn.

Những điều trên cho thấy chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ này có tác dụng với cha mẹ có con ở độ tuổi 3 đến 6 với những hành vi không mong đợi, mà không phân biệt học vấn, nghề nghiệp hay thu nhập của cha mẹ. Vì vậy, có thể tạm kết luận rằng chương trình tập huấn này phù hợp với đa số gia đình trong việc muốn thay đổi hành vi của con, miễn là có ứng dụng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ứng dụng rộng rãi chương trình kỹ năng làm cha mẹ này cho nhiều gia đình, nhằm nâng cao kỹ năng làm cha mẹ, phòng ngừa/hạn chế/thay đổi hành vi không mong đợi ở trẻ.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nhân rộng nghiên cứu này trên nhiều địa bàn.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Thị Diệu Anh (2017), “Nghiên cứu tổng quan về chương trình kỹ năng làm cha mẹ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Tâm lý học và sự phát triển bền vững con người trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 (Psychology and Human sustainabale development in the digital world), trang 391-402, ISBN: 978-604-73-5736-9, NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM.

[2] Nguyễn Thị Diệu Anh (2017), “Đánh giá yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả của chương trình kỹ năng làm cha mẹ dành cho phụ huynh có con có vấn đề hành vi”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất “Proceedings of international conference – The first southeast Asia regional conference of psychology, RCP 2017, trang 338-394, ISBN: 978-604-62-9913-4, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

[3] Nguyễn Thị Diệu Anh, Đỗ Ngọc Khanh (2022), “Establishing the positive parenting training skills program for parents of children dealing with problems in externalizing behaviours: “24 weeks changing toghether”, The 1st international conference on innovative philosophy and law, IPL 2022, “Rethinking life and normative order in a world of cònlicting values: transdisciplinary perspectives from Asia, trang 570-578, ISBN: 978-604-346-138-1, NXB Kinh tế TP.HCM.

[4] Nguyễn Thị Diệu Anh, Đỗ Ngọc Khanh (2022), “The correlation between parenting styles, parental stress and children’s behavior through parent training program”, Proceedings of international conference: The world in crisis the contribution of psychology, page 488-500, ISBN: 978-604-999-272-8, Vietnam National University Press, Hanoi.

 

 VNU Media - VNU-UEd
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (Số 394) | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC