1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Trang 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 21/3/1985 4. Nơi sinh: Nam định 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4860/QĐ-ĐHKHTN của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn học tập 02 năm vì lý do sức khỏe 7. Chuyên ngành: Hóa phân tích 9. Mã số: 9440112.03 8. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Xuân Trung 9. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Đề tài đã sử dụng phương pháp quy hoạch hóa thực nghiệm bậc hai để tìm điều kiện tối ưu cho quá trình tách sắc ký lỏng xác định đồng thời sáu anthocyanin và anthocyanidin. Kết quả tách các anthocyanin và anthocyanidin tối ưu hơn so với các công trình đã công bố sử dụng phương pháp đơn biến. Việc xác định đồng thời cả anthocyanin và anthocyanidin cho phép nhận biết và định lượng cả hai dạng trong cùng một lần phân tích, giúp đánh giá hiệu suất quá trình thủy phân, đảm bảo kết quả định lượng chính xác chất phân tích. Quá trình tách, chiết các anthocyanidin trong nền mẫu rau, củ, quả được tối ưu hóa sử dụng phương pháp quy hoạch hóa thực nghiệm bậc hai. Kết quả nghiên cứu cho biết điều kiện tối ưu của quá trình xử lý mẫu khi đánh giá được ảnh hưởng đồng thời và tương hỗ của các yếu tố. 10. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các thông số tối ưu của HPLC-DAD tách và xác định đồng thời anthocyanin và anthocyanidin được ứng dụng các phòng thí nghiệm để đánh giá hiệu suất quá trình chiết và thủy phân cho mỗi nền mẫu cụ thể, đặc biệt khi nguồn chất chuẩn anthocyanin không sẵn có. Kết quả phân tích 31 nền mẫu rau, củ, quả đã nhận biết và định lượng được thành phần anthocyanidin, đồng thời sơ bộ thử nghiệm hoạt tính của một số mẫu thực phẩm là cơ sở để lựa chọn nguồn nguyên liệu có hàm lượng và hoạt tính sinh học cao. Thông tin về phổ khối hai lần của các anthocyanin và anthocyanidin góp phần cung cấp thêm dữ liệu cho thư viện phổ để áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo. 11. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Phát triển phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS) để nhận biết các loại anthocyanin trong nền mẫu rau, củ, quả. - Nghiên cứu quy trình chiết, tách để thu chất màu anthocyanin từ thực vật. - Đánh giá mối quan hệ giữa thành phần, hàm lượng anthocyanidin và hoạt tính chống oxy hóa. 12. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1]. Lê Việt Ngân, Vũ Thị Trang, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Xuân Trung, Lê Đình Chi (2016), Xây dựng quy trình định lượng đồng thời 3 anthocyanidin trong một số loại rau, củ, quả bằng kỹ thuật HPLC, Tạp chí Dược học, số 484, trang 26-30. [2]. Vũ Thị Trang, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Xuân Trung, Tăng Thị Phương (2016), Xác định đồng thời 5 anthocyanidin trong một số loại rau, củ, quả bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ UPLC-MS/MS, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia hà nội, tập 32, số 4, trang 305-309. [3]. Vũ Thị Trang, Chu Thị Thanh, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Xuân Trung (2018), Tối ưu hóa điều kiện thủy phân anthocyanin trong đỗ đen Việt nam sử dụng phương pháp mặt mục tiêu, Tạp chí phân tích Hóa lý và sinh học, T23, số 2, trang 42-48. [4]. Vũ Thị Trang, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Đức Hảo, Nguyễn Hoài Thu, Lê Hoàng Đức, Nguyễn Xuân Trung (2018), Xác định tính chống oxy hóa của một số anthocyanin và anthocyanidin bằng phương pháp đo quang sử dụng phản ứng với 2,2’-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH), Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, tập 23, số 5, trang 33-38. [5]. Vu Thi Trang, Le Hoang Duc, Nguyen Hoai Thu, Le Thi Hong Hao, Nguyen Xuan Trung, Multiseparation of anthocyanins and anthocyanidins by high performance liquid chromatography combined with response surface methodology, Health Risk Analysis, 2019, no. 3, pp. 118–127. DOI: 10.21668/health.risk/2019.3.14.eng
|