1. Các quan điểm và nội dung chính của tự chủ đại học Trong diễn ngôn giáo dục đại học (GDĐH) của các nước phương Tây, tự chủ là một khái niệm rất quan trọng và được xem là giá trị căn bản của một trường đại học, như đã được tái khẳng định trong Tuyên bố Magna Charta Universitatum (Đại hiến chương Đại học Hiệp hội các đại học châu Âu) tại Bologna năm 1988(1) “tự do trong nghiên cứu và đào tạo là nguyên tắc cơ bản của cuộc sống đại học, các chính phủ và các trường đại học, trong phạm vi tối đa của mình, phải đảm bảo tôn trọng yêu cầu cơ bản này”, hay “trường đại học là một tổ chức tự chủ nằm ở trái tim của mọi xã hội”. Nguyên tắc này sau đó được ghi rõ trong hiến pháp của Liên hiệp Châu Âu. Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ và Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ cũng đưa ra Tuyên bố về các nguyên tắc tự do học thuật và biên chế giảng viên, theo đó, “các tổ chức giáo dục đại học hoạt động vì lợi ích chung chứ không vì lợi ích cá nhân của giáo viên hay của trường. Lợi ích chung này phụ thuộc vào sự tự do truy tìm và diễn bày chân lý. Tự do học thuật, áp dụng cho cả giảng dạy và nghiên cứu, có vai trò thiết yếu cho những mục đích này”. Tự chủ trong giáo dục đại học thường được hiểu là “tự do học thuật”, các trường đại học có quyền tự do khám phá, tìm hiểu và giảng dạy sinh viên(2). Trong Tuyên bố Lisbon (2007) Hiệp hội Đại học châu Âu đã chỉ ra bốn yếu tố cần thiết giúp cho trường đại học có khả năng ra quyết định về các vấn đề của mình. Các yếu tố đó bao gồm tự chủ về cơ cấu tổ chức, quy trình ra quyết định lựa chọn Hiệu trưởng/người đứng đầu, Hội đồng quản trị/Hội đồng trường; tự chủ tài chính; tự chủ về học thuật (đào tạo và khoa học công nghệ); tự chủ về nguồn nhân lực (việc tự quyết định tuyển dụng và điều hành nguồn nhân lực sao cho phù hợp với lợi ích của trường). Đã tồn tại rất nhiều định nghĩa và các diễn giải khác nhau liên quan đến vấn đề tự chủ của các trường đại học. Tuy nhiên, dù có ít nhiều khác biệt trong cách diễn đạt và sự nhấn mạnh, hầu hết các tác giả đều thống nhất ở một số điểm then chốt, đó là: (1) Tự chủ là điều kiện tối cần thiết để một trường đại học có thể tồn tại và hoàn thành sứ mạng đã đề ra. (2) Tự chủ là một khái niệm phức tạp, với nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng tối thiểu phải bao gồm các khía cạnh sau: tự chủ về quản trị, tự chủ trong hoạt động chuyên môn (hay tự chủ học thuật), và tự chủ về tài chính. (3) Tự chủ không phải là một tình trạng với hai trạng thái hoặc “có” hoặc “không”, mà là một đặc điểm mà mỗi trường đại học có thể đạt được ở nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ hoàn toàn không tự chủ đến hoàn toàn tự chủ. Mô hình đại học tự chủ được nhìn nhận là phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo trên thế giới(1). Tự chủ là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) vì chỉ khi có quyền quyết định những vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động của mình, các cơ sở GDĐH mới có động cơ và năng lực cạnh tranh trên cơ sở chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và khả năng tìm việc làm của người học(2). Tự chủ sẽ tạo động lực để các cơ sở GDĐH đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh về chất giữa các cơ sở GDĐH, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động của nhà trường. Chính vì vậy, tự chủ đại học đã trở thành xu thế mang tính toàn cầu.Thông thường, tự chủ đại học được nghiên cứu và tìm hiểu trên 4 khía cạnh: i) Tự chủ về tổ chức (organisational autonomy) là tự quyết định cơ cấu tổ chức và quá trình ra quyết định của cơ sở GDĐH; ii) Tự chủ về tài chính (financial autonomy) là độc lập điều hành và phân bổ kinh phí trong nguồn hợp pháp của cơ sở GDĐH; iii) Tự chủ về nhân sự (staffing autonomy) là tự quyết định việc tuyển dụng và điều hành nguồn nhân lực sao cho phù hợp với mục tiêu và lợi ích của cơ sở GDĐH và iv) Tự chủ về học thuật (academic autonomy) là tự điều hành công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở(3). Ở một số nước như Mỹ, Anh, các cơ sở GDĐH được tự chủ cao trên cả (4) khía cạnh, nhưng ở một số nước châu Âu khác như Pháp, Đức thì tự chủ về tài chính và nhân sự thường thấp hơn so với tự chủ về học thuật và tổ chức. Quyền tự chủ một mặt đảm bảo cho cơ sở GDĐH được tự quyết định các vấn đề của mình, nhưng mặt khác cũng đề cao trách nhiệm của cơ sở GDĐH đối với sinh viên, các nhà tuyển dụng, với xã hội và các bên liên quan. Trách nhiệm này thường được gọi là trách nhiệm giải trình, bao gồm sự minh bạch thông tin, căn cứ quyết định phù hợp và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường. 2. Môi trường pháp lý về tự chủ đại học ở Việt Nam Ở Việt Nam, các chủ trương và chính sách đổi mới GDĐH của Đảng và Nhà nước đã nêu rõ việc cơ sở GDĐH đã được trao quyền tự chủ kèm theo trách nhiệm giải trình. Từ năm 2005, vấn đề tự chủ của trường đại học Việt Nam được chính thức quy định tại Luật Giáo dục với nội dung tương tự như quyền tự chủ căn bản của các trường đại học ở các nước phát triển. Tiếp theo đó, các trường đại học được chính thức trao quyền tự chủ về tài chính tại quy định tại Nghị định số 43 ngày 25/4/2006 của Chính phủ về tự chủ tài chính và Luật Giáo dục Đại học năm 2012 (có hiệu lực năm 2013) quy định về quyền tự chủ cho các đại học. Cùng với việc bổ sung, hoàn chỉnh hành lang pháp lý (hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách) cần thiết để trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH, Luật Giáo dục Đại học 2012, Điều 32 đã quy định về điều kiện đối với cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện tự chủ “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”. Tuy nhiên, ngoài điều kiện về kết quả xếp hạng và kiểm định chất lượng giáo dục, những năng lực nào đảm bảo cho cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ cao hơn thì còn chưa được nêu rõ. Nghị quyết sô 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 (gọi tắt là Nghị quyết 77), cho phép các cơ sở giáo dục đại học công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện (hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính). Tự đảm bảo về tài chính là một trong những điều kiện để cơ sở giáo dục đại học được tự chủ khi không còn được cấp ngân sách Nhà nước. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học”. Luật Giáo dục đại học hợp nhất (Luật số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018) đã bổ sung quy định chi tiết về Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học (Điều 4) như sau: “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”. Chính phủ cũng đã quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học trong Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Những điểm mới trong quy định về quyền tự chủ của cơ sở giáo đục đại học được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật. - Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật. - Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng và tự chủ đại học Theo World Bank, để phát triển thành một đại học nghiên cứu hàng đầu, cần đảm bảo ba yếu tố quyết định là: (i) tập trung nhiều tài năng bao gồm cả cán bộ và người học; (ii) nguồn lực dồi dào để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, tạo lập môi trường học tập tốt và triển khai nghiên cứu dẫn đầu; (iii) quản trị thuận lợi (1) theo cơ chế tự chủ cao và dựa trên nền tảng số hóa để tạo lập môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy tầm nhìn chiến lược, óc sáng tạo và sự năng động, thích ứng nhanh với thay đổi, khả năng quy tụ, phát huy sức mạnh tổng hợp và năng lực điều phối các nguồn lực hiệu quả để đưa ra các quyết sách thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống. Ba yếu tố trên cũng là các điều kiện đảm bảo chất lượng cơ bản nhất, quyết định nhất tới chất lượng của trường đại học. Tự chủ đại học chính là giải pháp cốt yếu để gia tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng này. Nếu ví việc trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam và khu vực là mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của ĐHQGHN thì việc gia tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng (về nhân lực, về tài chính, cơ sở vật chất, và về quản trị hệ thống) và triển khai tối ưu mô hình tự chủ đại học chính là hai yếu tố then chốt để thực hiện mục tiêu. Cả hai yếu tố này có tác động qua lại và gắn bó hữu cơ với nhau. Tự chủ đại học đóng vai trò là phương thức để thực hiện mục tiêu, còn đảm bảo chất lượng là công cụ để thực hiện mục tiêu. Phương thức tự chủ sẽ giúp cơ sở giáo dục đại học chủ động trong việc thiết lập các điều kiện đảm bảo chất lượng, thúc đẩy tốc độ và khối lượng tích lũy các điều kiện đảm bảo chất lượng. Ở chiều tương ứng, việc thiết lập được các điều kiện đảm bảo chất lượng phù hợp sẽ giúp cơ sở giáo dục đại học triển khai được hiệu quả mô hình tự chủ và thực hiện mục tiêu phát triển. Kết quả của mối quan hệ này là chất lượng hoạt động, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường đại học được gia tăng mạnh mẽ. Mối quan hệ này được biểu diễn ở hình dưới đây. 1 Salmi, J. (2009). The challenge of establishing world-class universities. Washington, DC: The World Bank. Hình 1. Tự chủ đại học và các điều kiện đảm bảo chất lượngtrong mục tiêu hướng đến thực hiện mô hình đại học nghiên cứu xuất sắc Như vậy, 3 khía cạnh tự chủ đại học đều gắn với 3 yếu tố đảm bảo chất lượng cốt lõi và cùng hướng đến xây dựng mô hình đại học nghiên cứu xuất sắc. Có thể nói, để đạt được mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu nằm trong top 500 thế giới (đến năm 2030), ĐHQGHN cần tận dụng tốt cơ chế tự chủ đại học để gia tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng cốt lõi và tạo các bước phát triển đột phá. 4. Phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng trong bối cảnh tự chủ đại học tại ĐHQGHN hiện nay 4.1. Về nguồn nhân lực ĐHQGHN có đội ngũ cán bộ khoa học hùng hậu, trình độ cao (GS, PGS, TS), đang ở trong độ tuổi sung sức, được tổ chức, kết nối có định hướng để phát triển thành các chuyên gia đầu ngành. Bên cạnh đó, môi trường khoa học công nghệ và đào tạo đủ rộng, đa dạng và hấp dẫn để thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ; có khả năng tự đào tạo, chuẩn bị nguồn lực, đội ngũ kế cận. Những yếu tố này sẽ càng được gia tăng giá trị và tầm ảnh hưởng trong bối cảnh tự chủ. Tuy nhiên, hiện tại, nguồn nhân lực của ĐHQGHN tồn tại những vấn đề dưới đây. Việc giải quyết những tồn tại này phụ thuộc vào việc thực hiện các quyền tự chủ phù hợp. Cụ thể như sau: Các vấn đề tồn tại | Cơ chế tự chủ áp dụng | Giải pháp thực hiện | - Xuất hiện sự giãn cách thế hệ, thiếu hụt chuyên gia đầu ngành, thiếu nguồn lực và chính sách thu hút, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài… ảnh hưởng đến mục tiêu hình thành các trường phái học thuật lớn, làm nền tảng để xây dựng mô hình đại học nghiên cứu xuất sắc. | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: có quyền tự chủ về tổ chức,bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (NĐ99) - Tự chủ về tài chính: ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản (Luật 42) | - Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức phù hợp, đặc biệt là phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, kỹ năng giỏi trong quản trị đại học. - Xây dựng các chương trình nghiên cứu lớn, mang tính thời đại để tập hợp lực lượng khoa học mạnh như: ứng phó biến đổi khí hậu; an ninh phi truyền thống; y học theo hướng cá thể hóa; năng lượng và vật liệu thay thế... - Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ, giảng viên theo chức danh và quy hoạch; nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, viên chức. - Tuyển dụng giảng viên quốc tế cho các chương trình đào tạo chất lượng cao, thúc đẩy thỉnh giảng/trao đổi giảng viên quốc tế - Thực hiện chế tài về định mức lao động khoa học, đánh giá người lao động theo KPIs; thử nghiệm cơ chế trả lương cho nghiên cứu sinh trong quá trình tham gia nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu. - Xây dựng cơ chế đãi ngộ nhà khoa học gắn với sản phẩm đầu ra (bài báo quốc tế; sản phẩm hữu hình; patent; giải pháp hữu ích ...) - Thiết lập các nhóm nghiên cứu có sự tham gia của học giả quốc tế (lấy từ các nhóm công bố chung của ĐHQGHN trên Scopus) - Phối hợp với các đại học hàng đầu thế giới để xây dựng các phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu xuất sắc. | - Chưa có nguồn lực để đáp ứng tương xứng với tài năng, cống hiến của các nhà khoa học; chưa có được cơ chế đặc thù trong việc thu hút, sử dụng, đãi ngộ các nhà khoa học xuất sắc (đầu ngành). | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động khoa học công nghệ và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ; tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. - Tự chủ về tài chính: ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tài chính và tài sản, thực hiện các quyền tự chủ về tài chính. | - Hiện tượng chảy chất xám; chảy chất xám tại chỗ ngày càng tăng gây thiếu và lãng phí nguồn nhân lực. | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định; ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự; thực hiện các quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự khác theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và pháp luật có liên quan; tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. - Tự chủ về tài chính: thực hiện quy định nội bộ về tài chính và tài sản, thực hiện các quyền tự chủ về tài chính. - Tự chủ về học thuật: Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật | - Thiếu dần các nhà khoa học có tầm cỡ, có thể trở thành các tổng công trình sư trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. | - Chưa có cơ chế đột phá tạo môi trường thử nghiệm cho những tư duy học thuật đột phá, đổi mới. | 4.2. Về cơ sở vật chất và tài chính ĐHQGHN có tiềm lực về hạ tầng khoa học công nghệ và cơ sở vật chất (được đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo; có quỹ mặt bằng quy mô với tổng diện tích 1000ha cho phát triển trong tương lai). Về mặt tài chính, ĐHQGHN được ưu tiên đầu tư từ ngân sách, đặc biệt trong đầu tư cơ bản và xây dựng. Tuy nhiên, vấn đề về cơ sở vật chất và tài chính tại ĐHQGHN còn những tồn tại sau đây cần được giải quyết từ góc độ phát huy quyền tự chủ: Các vấn đề tồn tại | Cơ chế tự chủ áp dụng | Giải pháp thực hiện | | | | | | Về cơ sở vật chất | | | | | | | | - Thiếu hụt mặt bằng làm việc, | - Tự chủ về tài chính: thực hiện | - Đầu tư phát triển và hiện đại hóa | | triển khai hoạt động nghiên cứu | quyền tự chủ về tài chính và tài | hạ tầng đáp ứng yêu cầu đào tạo, | | và đào tạo. | sản theo quy định của Luật Giáo | nghiên cứu khoa học công nghệ, | | - Trang thiết bị nghiên cứu khoa | dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung | dịch vụ chất lượng cao và phát triển | | học thiếu sự đồng bộ, thiếu tính | một số điều của Luật Giáo dục đại | đại học thông minh | | hệ thống và khả năng chia sẻ | học và các quy định hiện hành | - Triển khai quy hoạch và xây dựng | | dùng chung | về cơ chế tự chủ của đơn vị sự | Hệ thống phòng thí nghiệm liên | | | nghiệp công lập. | ngành Khu 22,9ha tại Hòa Lạc; hiện | | | - Tự chủ về học thuật: Tạo điều | đại hóa phòng mô phỏng, xưởng | | | kiện và khuyến khích tổ chức, cá | thực hành, phòng thí nghiệm đặc | | | nhân tham gia đầu tư phát triển | biệt là hệ thống phòng thí nghiệm | | | tiềm lực khoa học và công nghệ | trọng điểm. | | | | - Xây dựng và vận hành đại học số, | | | | áp dụng hiệu quả công nghệ thông | | | | tin trong mọi hoạt động. | | Tài chính | | | | | | | | - Nguồn thu từ các hoạt động dịch | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Thực | - Xây dựng cơ chế phân bổ tài chính | | vụ, chuyển giao công nghệ, quỹ | hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách | minh bạch theo nhiệm vụ, định | | tài trợ còn thấp | nhiệm trong hoạt động khoa học | hướng mục tiêu và sản phẩm đầu | | | và công nghệ theo quy định của | ra nhằm khuyến khích gia tăng hiệu | | | pháp luật; | quả hoạt động của từng đơn vị và | | | - Tự chủ về tài chính: ban hành | cá nhân. | | | và tổ chức thực hiện quy định | - Hình thành cơ chế khoán chi, đơn | | | nội bộ về nguồn thu, quản lý và | giản hóa thủ tục tài chính theo | | | sử dụng nguồn tài chính, tài sản; | hướng chi hiệu quả. | | | thu hút nguồn vốn đầu tư phát | - Đảm bảo đủ nguồn lực tài chính | | | triển (Luật 42) | để đầu tư cung cấp thủ tục hành | | | | chính trực tuyến theo lộ trình (đến | | - Khó khăn về vốn, cơ chế, chính | - Tự chủ về bộ máy, tổ chức: Thành | | sách và thẩm quyền trong đầu tư | lập hoặc góp vốn thành lập doanh | năm 2025, tối thiểu 70% cung cấp | | phát triển cơ sở vật chất | nghiệp theo quy định của pháp | mức độ 4 và đến năm 2030, tối thiểu | | | luật về doanh nghiệp, quy định | 80% cung cấp mức độ 4) | | | của pháp luật có liên quan và | - Gắn việc tăng nguồn thu từ việc | | | quyết định của hội đồng trường, | mở các hệ đào tạo chất lượng cao, | | | hội đồng đại học với mục đích ứng | thu phí cao, hoạt động tư vấn, | | | dụng, triển khai, thương mại hoá | dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa | | | các kết quả nghiên cứu và cung | học ứng dụng để có chi phí đầu tư | | | ứng dịch vụ sự nghiệp công; | phát triển; phối hợp với các doanh | | | | nghiệp, tổ chức xã hội thực hiện các | | - Đầu tư cho hoạt động nghiên | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Ban | | dự án khoa học và công nghệ mang | | cứu ứng dụng chưa xứng tầm | hành và tổ chức thực hiện các quy | | và tiềm lực. Hoạt động SHTT và | định nội bộ về hoạt động khoa | tính ứng dụng. | | | | thương mại hóa sản phẩm | học công nghệ và khởi nghiệp, | | | | | | | KH&CN, khởi nghiệp ĐMST chưa | đổi mới sáng tạo trên cơ sở các | - Thực hiện việc phân cấp quản lý | được quan tâm đầu tư đúng mức | quy định của pháp luật liên quan | tài chính theo hướng tăng cường | | đến hoạt động khoa học và | tính tự chủ và chịu trách nhiệm cho | | công nghệ. | ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc. | - Chính sách đa dạng hóa nguồn | - Tự chủ về tài chính: ban hành và | Nâng cao hiệu lực quản lý tài chính | thu chưa phát huy hiệu quả | tổ chức thực hiện quy định nội bộ | gắn với công tác kế hoạch của | | về nguồn thu, quản lý và sử dụng | ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc; | | nguồn tài chính, tài sản (Luật 42) | - Xây dựng Quỹ học bổng sau đại | | - Tự chủ về học thuật: được tự chủ | học để có thể thu hút nguồn học | | ra quyết định mở ngành, liên kết | viên, nghiên cứu sinh tốt (kể cả sinh | | đào tạo với nước ngoài cho trường | viên quốc tế) và Chính sách học | | đại học thành viên và đơn vị đào | bổng cho người học suất sắc theo | | tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều | học chương trình đào tạo về khoa | | kiện mở ngành theo quy định | học cơ bản. | | | | 4.3. Về hệ thống quản trị, bộ máy quản lý Về mô hình quản trị và bộ máy quản lý, ĐHQGH có thế mạnh là đại học công lập, mang tầm quốc gia, có sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ quốc gia về giáo dục, khoa học công nghệ và văn hóa; được chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển; có lợi thế về vị trí địa lý (tại thủ đô, gần trung ương, chính phủ) và vị thế công tác (được phối hợp công tác trực tiếp với các bộ ban ngành và địa phương). Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó, có những lĩnh vực dẫn đầu trong cả nước và có những lĩnh vực đang phát triển nhanh, có tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong vấn đề này. Để xử lý tồn tại, các cơ chế và giải pháp tự chủ đại học sau cần được quan tâm thực hiện: Các vấn đề tồn tại | Cơ chế tự chủ áp dụng | Giải pháp thực hiện | | | | - Mô hình đại học công, quy mô | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Thực | Đổi mới cấu trúc quản trị của | lớn, hoạt động theo cơ chế nhà | hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ | ĐHQGHN theo định hướng tập | nước… đang ở trong thời điểm/ | máy và nhân sự theo quy định của | trung hóa hoạt động quản lý ở cấp | giai đoạn chuyển đổi của nền | Luật Giáo dục đại học, Luật sửa | ĐHQGHN và phân quyền tự chủ hoạt | kinh tế, sự thay đổi của nhiều | đổi, bổ sung một số điều của Luật | động chuyên môn (NCKH & ĐT) cho | chính sách khoa học công nghệ | Giáo dục đại học và các quy định | các đơn vị. | và giáo dục. Do đó, khi có sự | hiện hành về thành lập, tổ chức | - Chuyển đổi số hệ thống quản trị để | thay đổi thì sẽ chịu nhiều tác | lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công | thống nhất về chuyên môn nghiệp | động lớn, bộc lộ nhiều điểm yếu. | lập; về số lượng người làm việc | vụ trong toàn ĐHQGHN. | - Tổ chức bộ máy còn khá cồng | và vị trí việc làm trong đơn vị sự | - Đổi mới đồng bộ và mạnh mẽ thể | kềnh, thiếu linh hoạt, thiếu môi | nghiệp công lập; có quyền tự chủ | chế, cơ chế, chính sách để tạo môi | trường cạnh tranh; các đơn vị còn | về tổ chức, bộ máy và nhân sự để | trường thuận lợi, kiến tạo cho các | thiếu sự liên thông, liên kết, nên | thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; | đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc | còn hạn chế trong phát huy thế | - Tự chủ học thuật: Quyết định | phát triển; | mạnh của hệ thống; tính hiệu | phương thức tổ chức và quản lý | - Ưu tiên đầu tư, thúc đẩy nhanh quá | quả của mỗi tổ chức trong hệ | đào tạo đối với các trình độ, hình | trình chuyển đổi số, gắn chặt với đổi | thống còn chưa được chú trọng | thức đào tạo; xây dựng, thẩm định, | mới toàn diện, triệt để, thực chất | đánh giá và có các nguồn lực, | ban hành chương trình đào tạo | phương thức quản trị đại học tiên tiến; | giải pháp kịp thời để tăng cường/ | | | điều chỉnh một cách linh hoạt. | | | - Hệ thống tạo ra sự gắn kết giữa | - Tự chủ học thuật: Được quyền | - Kiến tạo môi trường KHCN và giảng | đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ | ban hành và tổ chức thực hiện | dạy đạt chuẩn quốc tế, trở thành đầu | còn yếu; chưa có sự linh hoạt | các quy định nội bộ về hoạt động | mối (hub) về KHCN của khu vực châu | trong phát triển sản phẩm dịch vụ. | tuyển sinh, đào tạo, khoa học và | Á và thế giới | | công nghệ, hợp tác trong nước | - Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt | | và quốc tế phù hợp quy định của | động tới các nước ASEAN và khu vực | | pháp luật. | châu Á | | - Tự chủ học thuật: Thực hiện cơ | - Xây dựng các hướng nghiên cứu | | chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm | lớn, mang tính thời đại để tập hợp lực | | trong hoạt động khoa học và | lượng khoa học mạnh như: ứng phó | | công nghệ theo quy định của | biến đổi khí hậu; an ninh phi truyền | | pháp luật. | thống; y học theo hướng cá thể hóa; | | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Tạo | năng lượng và vật liệu thay thế... | | điều kiện và khuyến khích tổ chức, | - Phát triển hạ tầng số và đội ngũ cán | | cá nhân tham gia đầu tư phát triển | bộ trình độ cao, nhất là đội ngũ nhà | | tiềm lực khoa học và công nghệ | khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi. | | | | - Chưa có cơ chế chính sách để | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Thành | | hình thành doanh nghiệp spin- | lập hoặc góp vốn thành lập doanh | | off ở ĐHQGHN. | nghiệp theo quy định của pháp | | | luật về doanh nghiệp | | | - Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Ban | | | hành và tổ chức thực hiện các quy | | | định nội bộ về hoạt động khoa học | | | công nghệ và khởi nghiệp, đổi mới | | | sáng tạo trên cơ sở các quy định | | | của pháp luật liên quan đến hoạt | | | động khoa học và công nghệ; | | | | | 5. Kết luận Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được xem như là những yếu tố quyết định tới sự phát triển của trường đại học. Tự chủ đại học, với vai trò là một cơ chế quản trị tiên tiến, là yếu tố then chốt để giải phóng sức mạnh của cơ sở giáo dục đại học nói chung và khắc phục những điểm yếu về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nói riêng. Cơ hội để gia tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng cốt lõi (nhân lực, cơ sở vật chất, bộ máy quản trị) trong bối cảnh tự chủ đại học là rất lớn. Vấn đề là các cơ sở giáo dục đại học cần có sự vận dụng linh hoạt, hiệu quả cơ chế này, đi kèm với đó những giải pháp cụ thể, khả thi, phù hợp với thực tiễn. Đại học Quốc gia Hà Nội, với vị thế pháp lý của mình, cùng những cơ chế chính sách mới về tự chủ đại học sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi (2018) ra đời, cần tận dụng tối đa cơ hội để bứt phá, tạo lập nền tảng phát triển bền vững. Mỗi đơn vị thuộc ĐHQGHN cần phân tích những điểm mạnh cũng như những tồn tại của mình để có cách vận dụng cơ chế tự chủ phù hợp. Tuy nhiên, sức mạnh của ĐHQGHN là sức mạnh của sự thống nhất trong đa dạng, của sự chia sẻ nguồn lực và môi trường giáo dục đồng bộ, gắn kết. Nếu xem ĐHQGHN là một thực thể tự chủ, thì mỗi đơn vị thuộc ĐHQGHN là một thành tố không thể thiếu trong thực thể ấy, vận hành và hoạt động trong mối quan hệ tương hỗ, vừa thể hiện được thế mạnh của riêng mình, vừa đóng góp vào sự phát triển và danh tiếng chung của cả hệ thống. ĐHQGHN đóng vai trò gắn kết hệ thống, thiết lập cơ chế chung và nền tảng hạ tầng; xây dựng định hướng chiến lược hệ thống; sử dụng vị thế và sức mạnh hệ thống để thu hút nguồn lực phát triển từ nhà nước, doanh nghiệp, địa phương; đảm bảo tính liên thông và đồng bộ trong toàn hệ thống; tham gia giải quyết những vấn đề liên đơn vị, những nhiệm vụ mang ý nghĩa quốc gia mà một đơn vị riêng biệt không thể thực hiện được. Các đơn vị, tùy theo thế mạnh và điều kiện thực tiễn của mình, trên cơ sở chiến lược phát triển chung và vận dụng các cơ chế tự chủ đại học hiện hành để chủ động gia tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu của mình. |