Trong những năm qua, Chương trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” mà Chính phủ giao phó cho ĐHQGHN làm đơn vị chủ quản đã đóng góp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản và nóng bỏng đang đặt ra trong thực tế, giải phóng những tiềm năng, tháo gỡ khó khăn, phát huy cao độ các nguồn lực cho sự phát triển bền vững của vùng Tây Bắc, trong đó có huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Vừa qua, Đoàn công tác của ĐHQGHN do Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc Trương Xuân Cừ, thành viên chính của đề tài "Luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất định hướng ngjieen cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng tây Bắc gia đoạn 2019-2025; mã số KHCN-TB.27X/13-18" làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa để đánh giá kết quả, hiệu quả và đóng góp của các đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018 đã và đang triển khai tại tỉnh Thanh Hóa; đồng thời, đề xuất các nội dung, lĩnh vực cần thiết để triển khai trong giai đoạn 2 (từ 2019 đến 2025) của chương trình Tây Bắc. Đoàn công tác từ ĐHQGHN làm việc với đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa để đánh giá kết quả, hiệu quả và đóng góp của các đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018 Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Nguyễn Ngọc Túy cho biết, trong giai đoạn từ năm 2013 – 2018, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận sản phẩm là 18 đề tài đã được nghiệm thu cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Bắc. Sau khi tiếp nhận, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai sử dụng các kết quả nghiên cứu. Về phía tỉnh Thanh Hóa, dù trong 5 năm của giai đoạn 1 Chương trình Tây Bắc, tỉnh cũng đã đề xuất hơn 20 nhiệm vụ khoa học, song, do chưa đáp ứng được các điều kiện về nguồn lực nên chưa được phê duyệt. Trong thời gian tới, để hoạt động KH&CN có tác động thiết thực đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tỉnh Thanh Hóa đề nghị ĐHQGHN – đơn vị Chủ quản Chương trình Tây Bắc dành sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của chương trình trong 4 lĩnh vực chính là Nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, ví dụ như bảo tồn chữ Thái cổ của đồng bào dân tộc Thái; Chuyển giao các tiến bộ KH&CN, xây dựng các mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các cây dược liệu quý theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng tại các huyện biên giới Thanh Hóa giáp với huyện Huaphan, Lào; Nghiên cứu giải pháp tuyên truyền cho nhân dân vùng Tây Bắc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Và cuối cùng là nghiên cứu đưa các mô hình làng bản văn hóa gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng để giữ gìn bản sắc dân tộc, đồng thời nâng cao năng lực thoát nghèo bền vững của các gia đình dân tộc thiểu số ở miền núi Thanh Hóa hiện nay. Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung Ương Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc Trương Xuân Cừ đánh giá địa phương cần tăng thêm tính dân chủ trong việc lựa chọn đề tài, để những đề xuất có thể xuất phát từ đúng những đòi hỏi thực tiễn của tỉnh. Bên cạnh đó, Tỉnh cần có những nhân sự từ chính địa phương tham gia vào quá trình thực hiện đề tài để việc triển khai có thể bám sát vào thực tiễn của đia phương. Ngoài ra, cần sớm thống nhất các đề tài triển khai trong giai đoạn 2 để có thể thực hiện đồng bộ, tiết kiệm thêm nhiều thời gian chuẩn bị. Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung Ương Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc Trương Xuân Cừ phát biểu tại buổi làm việc. Cũng tại buổi làm việc, đoàn công tác đã lấy ý kiến của các cán bộ lãnh đạo, quản lý các huyện và tỉnh Thanh Hóa vào các phiếu tham vấn nhằm thu thập những phản hồi về Chương trình Tây Bắc sau giai đoạn 1. Đây sẽ là cơ sở để ĐHQGHN tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của Chương trình một cách hợp lý và thiết thực hơn trong thời gian tới. Đoàn công tác từ ĐHQGHN cùng lãnh đạo các huyện và tỉnh Thanh Hóa >>> Các tin bài liên quan: Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng công nghệ Nano trong canh tác cây ngô tại tỉnh Sơn La Hội thảo khoa học về các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ, xử lý nước mưa, nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc Thông tin về Chương trình KH&CN cấp Nhà nước Phát triển bền vững vùng Tây bắc Chương trình Tây Bắc: Nhiều đề tài triển khai tại Lào Cai có tác động tốt đến hoạch định chính chính sách của tỉnh Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng công nghệ lấy nước kiểu ngầm cho tỉnh Lào Cai Chương trình Tây Bắc: Cây Macca và những triển vọng chế biến sâu
|