Dưới hình thức một phiên họp toàn thể để thảo luận và thông qua Nghị quyết "Việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp". Các "đại biểu" đã biểu quyết, thông qua Nghị quyết này với 70,99% tán thành. Ngay sau phiên họp, có đại biểu đã chia sẻ những suy nghĩ của mình với chúng tôi rằng: "Cảm giác bấm nút biểu quyết thật tuyệt vời! Sau một buổi tranh cãi ra trò, Nghị quyết đã được thông qua bởi chính những đại biểu tuổi hai mươi".
Nghị viện trẻ – không xa lạ trên thế giới
Bác Bùi Ngọc Thanh, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kể về chuyến công tác đến đất nước
![]() |
Một buổi họp tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI. Ảnh: Bùi Tuấn |
Tuy nhiên, những hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết, nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trước những vấn đề chung của đất nước như thế còn tương đối mới mẻ đối với giới trẻ Việt
Ấn tượng một phiên họp toàn thể
Theo Phạm Tuyết Hạnh Hà – “Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội” (đến từ HV Hành chính Quốc gia) thì chương trình lần này không chỉ giúp bạn hiểu về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Quốc hội mà qua đó bạn còn được rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng điều hành đại hội, kỹ năng thảo luận, phát biểu ý kiến trước đông người, kỹ năng biểu quyết...
Và ngay sau khi “Chủ nhiệm” Hà đọc Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết “Việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp”, những ý kiến đóng góp đã diễn ra hết sức sôi động. Một điều khá bất ngờ là bản Nghị quyết được dự thảo rất chi tiết, chu đáo với sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn của Văn phòng Quốc hội nhưng vẫn “bị” các “đại biểu” đóng góp, sửa đổi rất nhiều. Người thì đề cập đến sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp (Đỗ Tùng Lâm); chất lượng đào tạo của các trường (Nguyễn Công Thắng); người lại chất vấn về chuyện tại sao không có chính sách đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực là du HS về nước làm việc thay vì phải thuê chuyên gia nước ngoài (Nguyễn Đăng Dưỡng)... Tại sao trong số 12 vạn SV tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có hơn 70% có việc làm, và trong đó có đến hơn 80% làm không đúng ngành nghề đào tạo? Trách nhiệm đó thuộc về ai, bản thân SV, doanh nghiệp tuyển dụng hay chính sách của Nhà nước? Xuyên suốt quá trình thảo luận của diễn đàn, lời giải cho bài toán hóc búa này luôn được các “đại biểu” mạnh dạn biểu lộ. Và cuối cùng, giải pháp đưa ra cho vấn đề việc làm là: Phải quan tâm hơn nữa đến giáo dục nghề nghiệp bên cạnh việc đào tạo đại học và cao đẳng, phải tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, phải phát triển các trung tâm tư vấn việc làm để cung cấp thông tin về thị trường lao động... Điều đó không chỉ cho thấy sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của các bạn HS, SV trước các vấn đề xã hội mà nó còn thể hiện bản lĩnh của thanh niên thế hệ 8X, 9X trong vai trò rất đặc biệt là những đại biểu nghị trường.
Rõ ràng, 20 tuổi không phải là quá trẻ để tham gia những hoạt động chính trị dù hôm nay, chúng tôi mới chỉ là những nhà chính trị “nhập vai”!
Một số hình ảnh hoạt động của các đại biểu Quốc hội khóa XI
|
| ||||
|
|