Sinh viên là đội ngũ trí thức tinh hoa của nền giáo dục nước nhà. Họ là những chủ nhân tương lai, gánh vác trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của các thế hệ đi trước truyền lại. Nhưng có một điều khiến nhiều người trăn trở là liệu những những người trẻ đã nhận thức được đúng và đầy đủ về trách nhiệm nặng nề này chưa? Câu hỏi này không đơn giản để có được một câu trả lời thống nhất...
|
Phỏng vấn tìm TNV phục vụ APEC Việt Nam 2006 (TNO) | |
|
Hình ảnh Tổ quốc trên các Blog cá nhân (Thehe8X) | |
Ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ chính của chúng ta là học tập, lĩnh hội kiến thức. Muốn nâng tầm của mình lên, chúng ta phải tranh thủ mọi điều kiện thời gian để chiếm lĩnh một cách tích cực kho tàng tri thức nhân loại. Giảng đường đại học là môi trường lý tưởng để chúng ta rèn đức, luyện tài nhưng không phải là môi trường duy nhất. Biết cách học, tức là chúng ta không nên tiếp thu kiến thức một cách gò bó, thụ động chỉ ở phạm vi học liệu do thầy, cô cung cấp. Cần phải chủ động tiếp cận những kiến thức xã hội từ nhiều khía cạnh khác nhau, đó là sự lựa chọn đúng đắn của các bạn trẻ sáng suốt. Đôi khi, có cảm giác nhiều bạn sinh viên trong chúng ta khá bàng quan trước những sự kiện quan trọng có tính chất bước ngoặt của đất nước... Đó là thói xấu ỉ lại hay vô tâm, không phải việc của mình thì không để ý...?
Sinh viên với APEC - đó là vấn đề chính mà bài viết nhỏ này muốn đề cập tới. Việt Nam ra nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11/1998 và năm nay, nước ta là chủ nhà của APEC 2006. Chỉ xét trên góc độ này thì cũng đã có thể khẳng định được sự tín nhiệm của các nước thành viên đối với chúng ta. Sự kiện APEC 2006 được tổ chức ở Hà Nội là cơ hội để nước ta tăng cường hơn nữa tính hội nhập, hợp tác với các nền kinh tế phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, APEC còn là một diễn đàn phục vụ mục đích đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại trên cơ sở tự nguyện và càng có giá trị hơn nữa khi nước ta vừa chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu WTO. APEC 2006, một sự kiện lớn như vậy, nhưng hình như không tác động nhiều lắm tới nhịp sống vốn đã bình lặng của đại đa số sinh viên. Họ đón nhận thông tin đó hờ hững, lạnh nhạt...
|
Tuổi trẻ Việt Nam không bàng quan với những sụ kiện lớn lao của dân tộc (TTO) |
Quay trở lại với chương trình giao lưu Chào APEC khá sôi nổi của sinh viên một số trường đại học đang được phát sóng trên kênh VTC1. Mục đích của các nhà tổ chức là giúp sinh viên tìm hiểu những kiến thức về APEC với các phần thi trẻ trung, thú vị. Đây là một sân chơi bổ ích với rất nhiều những kiến thức mới. Vấn đề đặt ra là, chỉ có một bộ phận rất nhỏ những sinh viên tiêu biểu, năng động của các trường là được tham gia, được tìm hiểu, số đông còn lại thì sao? Những kiến thức bổ ích đó liệu có đến được với họ?
APEC sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11 này, mỗi bạn sinh viên đều có một lý do riêng để vui, nhưng có lẽ đa phần các bạn vui vì đây là dịp được nghỉ học dài dài, tha hồ sả hơi. Nếu còn nghi ngờ điều tôi nói, bạn chỉ cần đặt câu hỏi cho 10 bạn xung quanh mình thì sẽ thấy... Chúng ta đều biết rằng đó là căn bệnh vô tâm, bệnh lười... nhưng nguyên nhân từ đâu và thuốc nào trị được thì chắc là khó ai tìm được. Thiếu trách nhiệm với những sự kiện trọng đại của cộng đồng như thế là vô tình chúng ta vô trách nhiệm với bản thân mình rồi đấy! Bạn chỉ giỏi những kiến thức trên giấy, rỗng về các mặt hiểu biết xã hội thì ai dám đảm bảo rằng khi ra trường bạn sẽ có một công việc tốt, một vị trí ổn định...?
|
Phạm Trung Dũng... | |
|
... và Website APEC do anh thiết kế | |
|