1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Kiên
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19 - 1 - 1961
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3676/QĐ ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Lối nói khoa trương trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)
8. Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ
9. Mã số: 62.22.01.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Định nghĩa lối nói khoa khoa trương
Khoa trương (còn gọi: phóng đại, thậm xưng, ngoa ngữ, cường điệu) là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn với nói điêu, nói khoác về tính chất, động cơ và mục đích, phóng đại không phải là xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm cho người ta tin vào điều nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên.
- Phân loại lối nói khoa trương
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có nhiều cách phân loại khoa trương khác nhau; phổ biến nhất là: 1) Khoa trương trực tiếp, Khoa trương gián tiếp 2) Khoa trương phóng to, Khoa trương thu nhỏ. Luận án chủ trương phân loại như sau: Căn cứ vào nghĩa có Khoa trương phóng to và Khoa trương thu nhỏ, Khoa trương thời gian. Căn cứ vào hình thức có Khoa trương trực tiếp và Khoa trương gián tiếp. Căn cứ vào thang độ có Khoa trương ở mức độ thấp, Khoa trương ở mức độ cao và Khoa trương ở mức độ cực cấp. Tuy nhiên, cách phân loại đôi khi cũng không hoàn toàn tuyệt đối; chẳng hạn, một câu nói khoa trương có thể xếp vào nhiều loại khác nhau.
- Cách biểu đạt khoa trương trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)
Khoa trương có thể thực hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ. Đó là các cấp độ: từ / cụm từ và câu. Ở cấp độ từ, những từ thuộc lớp từ loại chủ yếu để tạo nên từ vựng của tiếng Hán như số từ, lượng từ, động từ, đại từ đều có thể được sử dụng để biểu đạt khoa trương.
Ngoài ra, còn có thể biểu thị khoa trương ở cấp độ câu. Luận án giới thiệu cách sử dụng bổ ngữ trình độ và cấu trúc连….也/都…. Ngoài ra, còn có thể sử dụng câu phức điều kiện và câu phức giả thiết để biểu đạt khoa trương. Khoa trương gián tiếp là loại khoa trương trong đó phải sử dụng các biện pháp tu từ khác; luận án giới thiệu các cách khoa trương chủ yếu dùng thủ pháp so sánh tu từ và các thủ pháp nhân cách hóa, vật cách hóa.
Khoa trương thời gian + Ý nghĩa“chưa thế này thì đã thế kia”. + Biểu thức cơ bản là “还没X就Y”
- Tìm ra đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của lối nói khoa trương trong tiếng Hán và tiếng Việt: + Khoa trương trong văn viết , + Khoa trương trong khẩu ngữ
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án góp phần làm sáng tỏ lối nói khoa trương trong tiếng Hán hiện đại về mô hình, ngữ nghĩa, ngữ dụng và có liên hệ với tiếng Việt. Thông qua nghiên cứu lối nói khoa trương, tìm hiểu tư duy của hai cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
Luận án này đóng góp thêm tư liệu cho những người làm công tác biên, phiên dịch, giảng dạy cũng như những người học tiếng Hán.
Luận án này đóng góp thêm tư liệu cho những người nghiên cứu về văn hóa tìm hiểu về tư duy và ngôn ngữ trong hai cộng đồng nói tiếng Việt và tiếng Hán.
Đóng góp một phần tư liệu cho những người làm công tác giảng dạy và học tập tiếng Hán. Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo về một lối tu từ cho người học tại Việt Nam và Trung Quốc.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Sau công trình này, đề nghị nghiên cứu tiếp về khoa trương trong tác phẩm của các các tác giả lớn: 1) Về thơ: Thơ Đường, thơ Tống 2) Về văn xuôi: Lỗ Tấn, Mạc Ngôn và Dư Hoa.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
[1] Nguyễn Trung Kiên (2007), “Một kiểu cấu trúc nhấn mạnh trong câu tiếng Hán so với tiếng Việt”, Ngữ học trẻ , tr.232 -237.
[2] Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Khoa trương trong tiếng Việt”, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học quốc tế, Viện Ngôn ngữ học, tr.171.
[3] Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Sử dụng lượng từ biểu thị khoa trương trong tiếng Hán”, Từ điển học & Bách khoa thư (9), tr.81-87.
[4] Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Lối nói khoa trương trong tiếng Anh”, Ngôn ngữ & Đời sống (9) tr.31-39.
[5] Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Khoa trương trong thơ Lí Bạch”, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc “Ngôn Ngữ và văn chương”, ĐHSP Hà Nội , tr. 485-494.
[6] Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Sử dụng bổ ngữ biểu thị khoa trương trong tiếng Hán”, Từ điển học & Bách khoa thư (6), tr.108-113.
>>>>> Xem thêm bản thông tin tiếng Anh.
|