1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Trần Hương Thảo 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 22/ 9/1976 4. Nơi sinh: Bắc Giang 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1342/QĐ-ĐHNN ngày 12/07/2017 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nga 8. Mã số: 9220202.01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TSKH. Nguyễn Tuyết Minh Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TSKH. Phạm Kim Ninh 10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Điểm mới về khoa học của luận án là nghiên cứu đối chiếu một cách tuần tự, có hệ thống nghĩa của động từ với tiền tố на-, про- trong tiếng Nga và lần đầu tiên phát hiện các phương thức biểu đạt những nghĩa này trong tiếng Việt, qua đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Nga – Việt. Nghiên cứu đã rút ra một số các kết luận quan trọng sau: 1) Tiếng Nga và tiếng Việt là hai thứ tiếng khác nhau lớn về loại hình: tiếng Nga như một ngôn ngữ biến hình, còn tiếng Việt như một ngôn ngữ đơn lập. Cho dù mỗi ngôn ngữ có khác nhau về loại hình, về cấu trúc thế nào đi chăng nữa thì bất kì một nội dung lôgic-xúc cảm nào được diễn tả bằng phương thức của một ngôn ngữ này cũng đều tìm thấy những phương thức biểu đạt tương ứng để thể hiện chúng ở một ngôn ngữ khác. Sự tương đồng về ngữ nghĩa là cơ sở để có thể tiến hành đối chiếu các phương thức biểu đạt chúng trong các ngôn ngữ khác nhau. 2) Trong tiếng Nga, tiền tố là một phương thức cấu tạo hình thái và cấu tạo từ. Theo ước tính sơ bộ có trên 20 tiền tố được sử dụng thường xuyên và mang nhiều sắc thái nghĩa khác nhau. Có những tiền tố khi kết hợp với động từ thuộc các nhóm ngữ nghĩa sẽ tạo nên các phương thức hành động nhất định; có những tiền tố khi kết hợp với động từ lại cấu tạo nên dạng hoàn thành thể của động từ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ xem xét những đặc trưng của hai tiền tố này với chức năng cấu tạo từ, cụ thể là xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của chúng gồm tiền tố, thân động từ và các phương tiện ngữ cảnh bao gồm một vài phương thức hành động nhất định. 3) Cấu trúc ngữ nghĩa của bất kì một động từ có tiền tố nào là kết quả hợp quy luật của việc cấu tạo và sự tác động qua lại giữa nghĩa của tiền tố, thân động từ và các yếu tố ngữ cảnh chi phối gần đó: danh từ phụ thuộc, cấu trúc liên kết câu với hậu tố -xia, tạo nên những điều kiện để hiện thực hóa những nghĩa cụ thể của động từ có tiền tố đó. 4) Kết quả lớn nhất của luận án là đưa ra các các phương thức biểu đạt một khối lượng lớn nghĩa của động từ tiếng Nga với tiền tố на-, про- trong tiếng Việt. Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy tiếng Nga ở Việt Nam. Sự khác nhau về phương thức biểu đạt hệ thống nghĩa của động từ khi kết hợp với tiền tố này hay tiền tố kia trong hai thứ tiếng Nga và Việt phụ thuộc chủ yếu ở những đặc trưng về mặt loại hình của hai thứ tiếng đó. Nếu như trong tiếng Nga, hệ thống nghĩa của nhóm động từ này được biểu đạt chủ yếu bằng động từ có tiền tố cùng với sự giúp đỡ của các phương tiện ngữ cảnh, thì trong tiếng Việt lại được thể hiện bằng động từ kết hợp với các chỉ tố biểu đạt tích chất diễn ra của hành động cùng các phương tiện ngữ cảnh khác nhau như các trạng từ chỉ mức độ, trạng từ chỉ không gian, thời gian, các cấu trúc có bổ ngữ trực tiếp và đôi khi là cụm từ cố định mang tính thành ngữ trong tiếng Việt. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ tại các lớp học ở Việt Nam; đề xuất phương pháp dạy phần kiến thức liên quan đến động từ có tiền tố. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn là chỗ dựa vững chắc cho việc biên soạn sách giáo khoa mang định hướng dân tộc; biên soạn từ điển song ngữ Nga-Việt và Việt-Nga để khắc phục những khó khăn và làm cho quá trình day-học tiếng Nga có hiệu quả nhất là trong điều kiện không có môi trường ngoại ngữ; ứng dụng vào việc dịch các ấn phẩm từ Nga sang Việt và từ Việt sang Nga. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu đối chiếu những tiền tố khác trong số những tiền tố phổ biến, được sử dụng nhiều và mang nhiều sắc thái nghĩa gây khó khăn cho người học. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: (1) Dương Trần Hương Thảo (2017), “Động từ tiếng Nga thể hoàn thành biểu thị nghĩa kết quả hành động và phương thức biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự (09), tr. 3-9, Hà Nội, ISSN2525-2232. (2) Dương Trần Hương Thảo (2017), “Vai trò của ngôn ngữ học đối chiếu trong giảng dạy ngoại ngữ và một số dạng bài tập khắc phục chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự (10), tr. 19-27, Hà Nội, ISSN2525-2232. (3) Зыонг Чан Хыонг Тхао (2018) “Введение контрастивной лингвистики в методику преподавания русского языка курсантам в Академии военных наук”, Современные гуманитарные исследования, стр. 79-82, Москва, ISSN1012-9103. (4) Dương Trần Hương Thảo (2018) “Семантическая структура префиксальных глаголов русского языка”, International Graduate Research Symposium Proceedings: Linguistics – Foreign Language Education – Interdisciplinary Fields, Hội thảo quốc tế GRS 2018, Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 611-619, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN978-604-62-5281-8. (5) Dương Trần Hương Thảo (2019) “Hiện tượng chuyển nghĩa của động từ tiếng Nga khi kết hợp với các tiền tố và hậu tố -CЯ”. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự (18), tr. 3-7, Hà Nội, ISSN2525-2232.
|