1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hà Ly 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 13/09/1989 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2875/QĐ-ĐHKHTN, ngày 07/08/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 4735/QĐ-ĐHKHTN ký ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 8. Chuyên ngành: Hoá Phân tích 9. Mã số: 9440112.03 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS. TS. Tạ Thị Thảo Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Phương Thiện Thương 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án - Xây dựng mới phương pháp HPLC/FL với độ nhạy cao để phân tích định lượng 5 chất THSG, RES, PC, EM, PS trong dược liệu và sản phẩm chứa Hà thủ ô đỏ. - Xây dựng mới phương pháp TLC/SD để định lượng nhanh THSG, EM và PS trong dược liệu Hà thủ ô đỏ nhằm phục vụ kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào dùng trong sản xuất. - Nghiên cứu đã bước đầu phân loại được nguồn gốc dược liệu Hà thủ ô đỏ dựa trên thành phần hoá học. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn - Nghiên cứu đã xây dựng và phát triển được một số phương pháp phân tích định lượng thành phần hoá học chính trong dược liệu Hà thủ ô đỏ gồm: HPLC/UV, TLC/SD và HPLC/FL. Các phương pháp phân tích xây dựng được có ưu điểm và phạm vi áp dụng khác nhau, tuỳ theo cơ sở vật chất của Phòng thí nghiệm và mục tiêu kiểm nghiệm. Tuy nhiên, các phương pháp đều có ưu điểm là trang thiết bị không quá đắt tiền, thao tác thực nghiệm đơn giản nên có thể áp dụng rộng rãi trong kiểm nghiệm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu. - Kết quả định lượng các hoạt chất chính có trong 48 mẫu Hà thủ ô đỏ đã gợi mở về tiêu chí lựa chọn chất đánh dấu đối với Hà thủ ô đỏ và đề xuất tiêu chí phù hợp, cần thiết bổ sung vào chuyên luận dược liệu Hà thủ ô đỏ của Dược điển Việt Nam. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Tiếp tục đánh giá hàm lượng các hoạt chất trên nhiều mẫu Hà thủ ô đỏ tại các vùng miền khác nhau để bổ sung vào ma trận dữ liệu về thành phần hoá học, làm cơ sở truy xuất nguồn gốc dược liệu Hà thủ ô đỏ ở Việt Nam. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1]. Nguyen Thi Ha Ly, Phuong Thien Thuong, Ta Thi Thao, Nguyen Thi Phuong (2017), “HPTLC quantitative analysis of two stilbenoids in Radix Fallopiae multiflorae collected from different geographical region of Vietnam”, Journal of Medicinal Materials 22(5), pp. 306-310. [2]. Nguyen Thi Ha Ly, Phuong Thien Thuong, Ta Thi Thao, Phan Van Truong (2018), “Development of RP-HPLC-fluorescence method for silmutaneous quantitative determination of anthraquinones in Radix Fallopiae multiflorae”, Tạp chí Hóa học, 56(3E12) 290-295 [3]. Nguyen Thi Ha Ly, Ta Thi Thao, Phuong Thien Thuong (2018), “Distribution of the contents of active components in Radix Fallopiae multiflorae in Vietnam”, World Journal of Pharmaceutical and Life Sciences, Vol. 4, Issue 12, 7-12. [4]. Nguyen Thi Ha Ly, Phan Van Truong, Ta Thi Thao, Phuong Thien Thuong (2019), Study on fingerprint of radix Fallopiae multiflorae by HPLC-DAD-MS, World Journal of Pharmaceutical and Life Sciences, Vol. 5, Issue 2, 88-92. [5]. Nguyen Thi Ha Ly, Ta Thi Thao, Phuong Thien Thuong (2019), Quality Evaluation of Fallopia multiflora in Vietnam Based on HPLC/FL and Chemometrics, Tạp chí Dược liệu, số 3, 131-138. [6]. Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Hà Ly, Phương Thiện Thương (2018), Lựa chọn chất đối chiếu trong kiểm nghiệm chất lượng dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: một số đóng góp từ nghiên cứu khoa học, Báo cáo hội nghị khoa học của Bộ Y tế tháng 7/2018 “Nâng cao năng lực nghiên cứu, kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu” tại Đà Nẵng.
|