1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo. 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 02/5/1991. 4. Nơi sinh: Hòa Bình 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4387/QĐ - ĐHQGHN ngày 30/12/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có. 8. Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự 9. Mã số: 9380101.04 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Huy Cương, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của luận án: Thứ nhất, Luận án đã sử dụng lý thuyết chung của hợp đồng để luận chứng “cái được gọi là hợp đồng cộng đồng” thực chất là một loại hợp đồng và xuất phát từ đó xây dựng mô hình lý luận của loại hợp đồng này; Thứ hai, Luận án đã phân tích và làm rõ được các đặc thù của loại hợp đồng này so với các hợp đồng cá nhân thông thường; Thứ ba, Luận án đã nghiên cứu và làm rõ cách thức phân loại hợp đồng cộng đồng có giá trị đối với việc xây dựng pháp luật và ứng dụng thực tiễn; Thứ tư, Luận án phân tích một cách có hệ thống và chuyên sâu về một số đặc tính của hiệu lực hợp đồng cộng đồng; Thứ năm, Luận án là công trình đầu tiên đánh giá thực trạng các qui định pháp luật Việt Nam liên quan tới các tiểu phân loại của hợp đồng cộng đồng (thỏa ước lao động tập thể, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, nghị quyết của hội nghị chủ nợ trong luật phá sản) dưới giác độ lý thuyết chung về hợp đồng cộng đồng mới xây dựng; Thứ sáu, Luận án kiến nghị xây dựng khung pháp luật về hợp đồng hiện nay ở Việt Nam. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa quan trong về lý luận và thực tiễn. Luận án có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cao trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật, và thực tiễn tư pháp. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (1) Khẳng định hợp đồng cộng đồng có nằm trong lý thuyết chung về hợp đồng không; (2) Xây dựng định nghĩa riêng về hợp đồng cộng đồng trên cơ sở các định nghĩa kế thừa; (3) Xác định vai trò và ý nghĩa pháp lý của hợp đồng cộng đồng; (4) Khái quát hóa hình thức và trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cộng đồng; (5) Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cộng đồng; nội dung hiệu lực của hợp đồng cộng đồng; và hợp đồng cộng đồng vô hiệu; (6) Phân loại các vi phạm hợp đồng cộng đồng và xác định các chế tài đặc trưng của hợp đồng cộng đồng; (7) Xác định các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng cộng đồng đặc thù; (8) Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật có liên quan; và (9) Kiến nghị mô hình chế định pháp luật về hợp đồng cộng đồng và các giải pháp liên quan. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: Nguyễn Thị Thanh Thảo (2016), “Hợp đồng cộng đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, 3(288), tr. 17-21. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2017), “Khái niệm và đặc trưng của Hợp đồng cộng đồng”, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, 2(299), tr. 21-24,39. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2018), “Sự cần thiết bổ sung các quy định về Hợp đồng cộng đồng vào Bộ luật dân sự năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 10(362), tr. 52-56. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2019), “Một số vấn đề về phân loại Hợp đồng và Hợp đồng cộng đồng”, Tạp Dân chủ & pháp luật, 4(325), tr. 25-31. Nguyen Thi Thanh Thao (2019), “Community Contracts in Vietnam Law”, The recent development of Vietnamese Law - TungHai University college of law, (8), tr.157-181.
|