1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vi Hồ Phong 2.Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 29/09/1989 4. Nơi sinh: Quảng Ninh 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3173 /QĐ-ĐHKHTN ngày 09/09/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 4217/QĐ-ĐHKHTN ngày 14/12/2018 và số 4728/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cấu trúc của các đồng vị giàu nơtron 129-131Ag, 130-133Cd, 131-135In và 134-138Sn bằng phương pháp đo -nơtron trễ trên thiết bị BRIKEN 8. Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân 9. Mã số: 9440130.04 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS. TS. Lê Hồng Khiêm Hướng dẫn phụ: TS. Shunji Nishimura 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Xác định các xác suất phát 1 và 2 nơtron trễ (P1n và P2n) từ phân rã của các đồng vị không bền giàu nơtron bao gồm: 129-131Ag, 130-133Cd, 131-135In và 134-138Sn trong đó có 7 giá trị P1n mới (chưa từng được công bố trước đây) và 2 giá trị P2n mới trên đồng vị 134In và 135In. - Xác định thời gian sống của 17 đồng vị: 129-131Ag, 130-133Cd, 131-135In và 134-138Sn và so sánh với các kết quả trước đó. - Xác định được trạng thái đồng phân Isomer của đồng vị 134In tại năng lượng kích thích 56.7 keV, thời gian sống 3.5 s và spin-chẵn lẻ có thể gán được là 5-. Đưa ra các thảo luận tương ứng. - Tiến hành các mô phỏng GEANT4 cho hệ detector đo nơtron BRIKEN. - Cung cấp dữ liệu xác suất phân rã kèm theo 1 hoặc 2 nơtron trễ cho một số đồng vị phóng xạ xung quanh hạt nhân hai lần magic 132Sn, tạo điều kiện cho các nhà thiên văn mô phỏng chính xác hơn quá trình tổng hợp hạt nhân nặng thông qua bắt nhanh neutron. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Một số kỹ thuật thực nghiệm có trong luận án có thể được sử dung trong một số ứng dụng thực tiễn, ví dụ như: (1) Việc xác định xác suất phát nơtron trễ từ phân rã β với độ chính xác cao có thể giúp cải thiện cơ sở dữ liệu hạt nhân cho các ứng dụng về lò phản ứng: (2) Phát triển hệ detector nơtron sử dụng ống đếm 3He cho các ứng dụng trong an toàn hạt nhân và chống phổ biến vũ khí hạt nhân; (3) Sử dụng công cụ mô phỏng GEANT4 cho các ứng dụng trong y học hạt nhân, an toàn bức xạ,... 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tác giả sẽ phân tích dữ liệu thí nghiệm BRIKEN ở vùng số khối nhẹ hơn (A ≈ 100), vùng hạt nhân với dữ liệu về giá trị Pxn được dự đoán có sự tương quan với độ biến dạng của hạt nhân. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] Phong V. H., Nishimura S. and Khiem L. H. (2018), “Evaluation of Simultaneous Fitting Method for β-Decay Half-Lives and β-Delayed Multi Neutron Emission Probabilities Developed for the BRIKEN Experiment”. Communications in Physics, 28(4), pp. 311-321. [2] Phong V. H., Lorusso G., et. al. (2019), “Observation of a µs isomer in : proton-neutron coupling south-east of ”, Physical Review C 100.1, p. 011302. [3] Phong V. H., Nishimura S., Estrade A., Montes F., Lorusso G., Davinson T., Hall O., Liu J. for the BRIKEN collaboration (2019). “Beta-decay measurements of very neutron-rich isotopes around mass A=130 within the BRIKEN project at RIBF”. In Proceedings of the 15th International Symposium on Origin of Matter and Evolution of Galaxies (OMEG15), accepted.
|