Căn cứ Công văn số 281/BGDĐT-QLCL ngày 03/02/2020 của Cục Quản lý Chất lượng, BGD&ĐT về việc công nhận kết quả học tập của chương trình liên kết đào tạo tại ĐHQGHN và thực hiện theo chỉ đạo của Ban Giám đốc ĐHQGHN tại cuộc họp ngày 26 tháng 2 năm 2020; Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-ĐHQGHN ngày 27/03/2020 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Kinh tế triển khai tổ chức đào tạo cấp bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh dành cho các học viên đã tốt nghiệp chương trình liên kết đào tạo quốc tế với Đại học California Miramar (Hoa Kỳ), Đại học Công Bang Delaware (Hoa Kỳ), Đại học Griggs (Hoa Kỳ), Viện Quản trị kinh doanh (Vương quốc Bỉ) và Đại học IMPAC (Hoa Kỳ) tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN); Nhằm tạo điều kiện cho các học viên đã tốt nghiệp chương trình liên kết đào tạo quốc tế CMU, DSU, GRIGGS, UBI, IMPAC tại ĐHQGHN được nhận thêm bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN cấp bằng nếu có nhu cầu; Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN thông báo tuyển sinh chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh cho các đối tượng trên với những nội dung như sau: 1. Giới thiệu Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo các thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, có kỹ năng thực hành quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả để có thể trở thành các doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp với tầm nhìn và tri thức về quản trị kinh doanh trong môi trường toàn cầu, có năng lực điều hành và tổ chức thực thi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng được xây dựng nhằm mục tiêu trang bị cho người học phương pháp tư duy khoa học, có tư duy chiến lược và các kỹ năng tác nghiệp cụ thể về các lĩnh vực như: Lãnh đạo trong tổ chức, Quản trị Marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị dự án, Quản trị rủi ro.... Người học cũng có các kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định trong bối cảnh thông tin bất đối xứng, được trang bị nền tảng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, biết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách đúng đắn để hài hòa các lợi ích trong xã hội. 2. Đối tượng và chỉ tiêu tuyển sinh 2.1. Đối tượng tuyển sinh: Học viên đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh liên kết giữa ĐHQGHN với các đối tác CMU (giai đoạn tuyển sinh 2005–2012), DSU (giai đoạn tuyển sinh 2009-2012), GRIGGS (giai đoạn tuyển sinh 2007-2012), UBI (giai đoạn tuyển sinh 2002–2011), IMPAC (giai đoạn tuyển sinh 2005-2010). 2.2. Chỉ tiêu tuyển sinh: Theo Quyết định phê duyệt chỉ tiêu của Đại học Quốc gia Hà Nội 3. Tổ chức đào tạo - Thời gian đào tạo: Học viên hoàn thành các học phần và luận văn tốt nghiệp trong thời gian theo quy định. - Tổ chức học vào cuối tuần (cả ngày thứ 7 và Chủ nhật) 4. Chương trình đào tạo: Bao gồm các học phần và luận văn tốt nghiệp (theo phụ lục 1,2) 5. Tổ chức xét tuyển 5.1. Tuyển sinh theo phương thức xét tuyển gồm hai bước: thẩm định hồ sơ và phỏng vấn. -Bước 1: Xem xét hồ sơ dự tuyển của các thí sinh và đánh giá hồ sơ theo các tiêu chí đầu vào. Các ứng viên đạt yêu cầu qua vòng xét hồ sơ sẽ được thông báo về thời gian phỏng vấn. -Bước 2: Tổ chức phỏng vấn. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký xét tuyển và các thông tin thí sinh cung cấp, Hội đồng sẽ phỏng vấn nhằm kiểm tra kinh nghiệm và đánh giá khả năng xử lý tình huống, động cơ và năng lực học tập của thí sinh. 5.2. Kết quả xét tuyển được đưa ra dựa trên: (a) kết quả đánh giá hồ sơ; (b) kết quả phỏng vấn. Trên cơ sở kết quả xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh sẽ đề nghị điểm trúng tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển và đề nghị Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN công nhận học viên. 6. Tiêu chí đánh giá 6.1. Thông tin chung - Việc đánh giá thí sinh được thực hiện bởi các Tiểu ban phỏng vấn và đánh giá hồ sơ. Thành viên của các Tiểu ban là các giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý có kiến thức chuyên sâu về Quản trị kinh doanh và các lĩnh vực liên quan, đang làm việc trong ĐHQGHN, các đối tác của Trường Đại học Kinh tế và các trường đại học khác của Việt Nam. - Thông qua việc xem xét hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp với thí sinh, các tiểu ban sẽ đánh giá thí sinh dự tuyển theo các tiêu chí. - Thang điểm: Điểm đánh giá tối đa: 100 điểm - Điểm tối thiểu được xét tuyển 50/100 điểm 6.2. Tiêu chí đánh giá 6.2.1. Đánh giá hồ sơ (50 điểm): - Các tiêu chí đánh giá quá trình đào tạo (20 điểm): Kết quả học tập của học viên, dựa trên bảng điểm thạc sĩ. - Tiêu chí kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm lãnh đạo (20 điểm): Chức vụ hiện tại, thâm niên công tác, thành tích nổi trội trong công tác, quá trình thăng tiến trong công việc. - Tiêu chí về tầm ảnh hưởng, quy mô quản lý của học viên tại đơn vị đang công tác (10 điểm): Số lượng nhân viên quản lý, vị trí và lĩnh vực quản lý. 6.2.2. Phần thi phỏng vấn: (50 điểm) Các tiêu chí đánh giá phần thi phỏng vấn gồm: - Nhận thức, trình độ, hiểu biết chuyên môn của thí sinh về các vấn đề thuộc hoặc liên quan tới Quản trị kinh doanh (20 điểm) - Kinh nghiệm thực tiễn của thí sinh trong quá trình làm tại các cơ quan, doanh nghiệp (10 điểm) - Khả năng phản hồi, tư duy giải quyết vấn đề, tình huống đưa ra trong cuộc phỏng vấn (10 điểm) - Khả năng nắm bắt kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế (5 điểm) - Phong cách của thí sinh trong buổi phỏng vấn: Sự tự tin, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn (5 điểm) 7. Thời gian đăng ký, nhận hồ sơ và lệ phí xét tuyển: Năm 2020, việc đăng kí dự tuyển thạc sĩ được thực hiện trực tuyến một phần. Nhiệm vụ của thí sinh: - Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn như sau: - Thời gian đăng kí: o Đợt 1: từ 8h00 ngày 17/4/2020 đến 17h00 ngày 5/6/2020. o Đợt 2: từ 8h00 ngày 29/6/2020 đến 17h00 ngày 02/10/2020. - Nộp bản cứng hồ sơ theo quy định của Nhà trường (Phụ lục 3) (nộp trực tiếp tại Phòng 401 nhà E4 hoặc qua đường bưu điện: Phòng Đào tạo: Phòng 401 Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội. - Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện): - Thời gian nhận hồ sơ: o Đợt 1: từ 8h00 ngày 17/04/2020 đến 17h00 ngày 05/6/2020. o Đợt 2: từ 8h00 ngày 29/6/2020 đến 17h00 ngày 02/10/2020. - Lệ phí xét tuyển: + Lệ phí xét tuyển: 260.000 đồng/01 thí sinh + Nộp lệ phí xét tuyển vào tài khoản của đơn vị Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Số tài khoản: 049 100 000 328 9 Tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long Nội dung nộp: [Mã ĐKDT]_[Tên thí sinh…]_[ngày sinh…]_TS_[Ngành dự thi…]_LP tuyển sinh năm 2020 8. Hồ sơ dự thi thạc sĩ: Danh mục tài liệu kèm hồ sơ tuyển sinh (Phụ lục 3). 9. Thời gian công bố kết quả: Trước 17h00 ngày 07/7/2020 (đợt 1) và trước 17h00 ngày 03/11/2020 (đợt 2). 10. Thời gian nhập học: Trước ngày 24/7/2020 (đợt 1) và trước ngày 20/11/2020 (đợt 2). Lưu ý: Nhà trường tiến hành xác minh các loại văn bằng, chứng chỉ của các ứng viên dự tuyển đào tạo Sau đại học trước khi ra Quyết định công nhận học viên. 11. Kinh phí: 11.1. Học phí thu theo tín chỉ, học viên chỉ nộp học phí cho các học phần thực học: học phần học bổ sung, học phần Tiếng Anh cơ bản (Trường hợp học viên đã đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh tương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thì được miễn học phần Tiếng Anh cơ bản), Luận văn, học lại, bảo vệ lại Luận văn. 11.2. Mức thu học phí đào tạo theo tín chỉ: áp dụng theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 đối với chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng của ĐHQGHN năm học 2020-2021 là 460.000 đồng/tín chỉ. 12. Liên hệ: Phòng Đào tạo: Phòng 401 Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 024.37547506 (máy lẻ 305) – Mr Toản: 0983195198; Website: www.ueb.vnu.edu.vn; >>> Tải về chi tiết thông tin và các biểu mẫu tại đây
|