1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Thanh Thủy 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 10/08/1983 4. Nơi sinh: Thái Nguyên 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận án: Đảng lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) 8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 9. Mã số: 62 22 03 15 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Khang và PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). - Làm rõ bối cảnh lịch sử như là một sự tác động tới chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). - Làm sáng tỏ chủ trương của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), góp phần làm phong phú thêm tri thức về chủ trương đối ngoại của Đảng nói chung và chủ trương của Đảng đối với Liên Xô nói riêng trong kháng chiến chống Mỹ. - Tái hiện và phân tích một cách khách quan, khoa học quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng về các mặt: chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, quân sự - quốc phòng, giáo dục – đào tạo, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội trong quan hệ với Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, góp phần tái hiện một cách tổng thể mối quan hệ toàn diện giữa hai nước. - Đánh giá khách quan ưu điểm, hạn chế, từ đó rút ra kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Những kinh nghiệm lịch sử được rút ra có giá trị tham khảo trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga và công tác đối ngoại của Đảng trong giai đoạn hiện nay. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp về khoa học trong nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Liên Xô, sự lãnh đạo của Đảng về đối ngoại hay ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ…. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Đảng lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Liên Xô giai đoạn 1976 - 1991 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Đoàn Thanh Thủy (2018), “Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (329), tr.66-73. - Đoàn Thanh Thủy (2018), “Vài nét về quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (334), tr.51-56. - Đoàn Thanh Thủy (2019), “Tìm hiểu chủ trương của Đảng trong quan hệ đối ngoại với Liên Xô, Trung Quốc (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (345), tr.80-84.
|