1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Duẩn 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 25/03/1982 4. Nơi sinh: Thái Bình 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/ 2016/ QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 7. Tên đề tài luận án: Ngoại giao văn hóa Mỹ (2001 – 2016) 8. Chuyên nghành: Quan hệ quốc tế 9. Mã số: 62 31 02 06 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Minh 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Trước hết, đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đề tài ngoại giao văn hóa Mỹ trong giai đoạn 2001-2016. Công trình hi vọng sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới và hệ thống tư liệu về cách thức nước Mỹ sử dụng, triển khai công cụ văn hóa để thực hiện mục tiêu nâng cao hình ảnh nước Mỹ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện đang có sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi bằng công cụ văn hóa giữa các cường quốc ở khu vực trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh Thứ hai, về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm một số cơ sở lí luận về những khía cạnh của ngoại giao văn hóa nói chung với nhiều phương diện khác nhau như khái niệm, cơ sở lý luận, mối liên hệ với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Thứ ba, luận án cũng đề cập phân tích những khía cạnh về ngoại giao văn hóa Mỹđể rút ra một số khuyến nghị cho việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ, trong đó có quan hệ văn hóa giữa hai nước.Ngoài ra, luận án này nghiên cứu về việc gia tăng sức mạnh mềm thông qua ngoại giao văn hóa, qua đó có thể giúp cho Việt Nam rút ra được những bài học quan trọng để gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam. Cuối cùng, về mặt tư liệu, luận án tập hợp và xử lý được các tài liệu tham khảo trong nước và ngoài nước, có liên quan tới nhiều vấn đề, lĩnh vực của ngoại giao văn hóa, ngoại giao công chúng và quyền lực mềm để nghiên cứu phân tích. Nguồn tài liệu này không chỉ phục vụ cho hoàn thành luận án mà còn là cơ sở để những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu. Không những vậy, luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập đối với những người quan tâm đến ngoại giao văn hóa Mỹ. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Nguyễn Văn Duẩn (6/2019), “Ngoại giao văn hóa Mỹ trong Chiến tranh Lạnh (1947 – 1991)” (2019), Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - (3), tr.383-399. - Nguyễn Văn Duẩn (2019), “Ngoại giao văn hóa của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama” (2019), Tạp chí Đối ngoại (117+118), tr.74-78.
|