Nội dung cốt lõi của hội nghị tập trung vào một số vấn đề quan trọng như: ước lượng tổn thất kinh tế do biến đổi khí hậu, tăng cường các chương trình hợp tác nghiên cứu, xúc tiến các chương trình đào tạo về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, kế hoạch và chương trình hành động UN - CERAR (Mạng lưới các trường đại học nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống sinh thái) …
“Để thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu, chúng ta phải thực hiện phương châm “tư duy toàn cầu và hành động địa phương”. Trong đó giáo dục đại học đóng một vai trò quan trọng để tìm kiếm những giải pháp hiệu quả và bền vững để giảm nhẹ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường năng lực thích ứng. Các cơ sở đào tạo đại học là nơi những nghiên cứu về biến đổi khí hậu và sự thích ứng được tiến hành để từ đó biến thành những hiểu biết, và tiếp tục áp dụng những hiểu biết này vào thực tế”, GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh.
![]() |
>>> Các bài về biến đổi khí hậu trên Bản tin ĐHQGHN >>> Các báo cáo tham luận tại hội thảo (đang cập nhật) |
Bên cạnh những báo cáo trình bày về tác động của biến đổi khí hậu ở các quốc gia trong khu vực, các nhà khoa học đã tiến hành thảo luận để tìm ra những giải pháp hợp tác giữa các trường đại học ở khu vực trong đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là đề xuất chương trình đào tạo thạc sỹ quốc tế chung trong những vấn đề nóng bỏng của biến đổi khí hậu và hệ thống sinh thái.
>>> Vài hình ảnh tại hội thảo:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |