I. Mục tiêu
Năm học 2005 - 2006, Đại học Q uốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, phấn đấu tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm phát triển ĐHQGHN thành trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng đại học nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đất nước, nâng cao vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà và trên thế giới.
II. Phương hướng
Quán triệt mục tiêu nêu trên, ĐHQGHN phát huy mọi nguồn lực, tập trung phấn đấu theo những phương hướng chủ yếu dưới đây:
1. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý đ ại học đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng đại học nghiên cứu. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tiến trình phát triển của ĐHQGHN, hướng tới chuẩn mực của các đại học tiên tiến trong khu vực.
2. Tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo hướng tới đạt chuẩn khu vực, một số ngành mũi nhọn đạt chuẩn quốc tế. Gia tăng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học.
3. Mở rộng quy mô và nâ ng cao giá trị khoa học, thực tiễn của hoạt động khoa học - công nghệ, phấn đấu có thêm những công trình khoa học - công nghệ đạt trình độ quốc tế.
4. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở mới tại Hoà Lạc, đảm bảo yê u cầu chất lượng và tiến độ. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị hiện có, đồng thời tiếp tục đầu tư chiều sâu có trọng tâm, trọng điểm về trang thiết bị , nguồn lực thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo tại khu vực Hà Nội phù hợp với kế hoạch di chuyển lên Hòa Lạc.
III. Nhiệm vụ trọng tâm
Để thực hiện mục tiêu, phương hướng nêu trên, đồng thời phát huy những thành tựu quan trọng đã đạt được, khắc phục khó khăn, khiếm khuyết trong các lĩnh vực hoạt động trong năm học 2004 - 2005, trong năm học 2005 - 2006 ĐHQGHN tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm dưới đây:
1. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý đ ại học đa ngành, đa lĩnh vực, theo định hướng đại học nghiên cứu.
Thành lập Trường Đại học Kinh tế trên cơ sở phát triển Khoa Kinh tế.
Hoàn thành các đề án thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở phát triển Khoa Sư phạm, Viện Khoa học - Công nghệ tiên tiến trên cơ sở phát triển một số trung tâm nghiên cứu triển khai hiện có.
Tiếp tục phát huy hiệu quả cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, kế hoạch - tài chính, quan hệ quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất.
2. Phát triển đội ngũ cán bộ theo hướng chuẩn hóa.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp, các đơn vị; đảm bảo tính đồng bộ, chủ động cao về công tác cán bộ.
Tăng cường công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức theo các quy định của Nhà nước và ĐHQGHN, đảm bảo phát triển hợp lý đội ngũ cán bộ công chức cả về số lượng và chất lượng. Phát triển mạnh đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao với cơ cấu hợp lý về ngành, chuyên ngành, tuổi, giới tính. Nghiên cứu áp dụng những chính sách, chế độ sử dụng và đãi ngộ đặc biệt trên tinh thần trọng dụng nhân tài nhằm khuyến khích, thu hút và tăng cường đội ngũ cán bộ đầu đàn, đầu ngành.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý. Phấn đấu đến hết năm học khoảng 75% cán bộ giảng dạy, nghiê n cứu sử dụng tốt tin học văn phòng và một ngoại ngữ trong chuyên môn (đối với giảng viên chuyên ngoại ngữ sử dụng tốt một ngoại ngữ thứ hai), trong đó khoảng 5% có thể giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ.
3. Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới các chuẩn mực khu vực, quốc tế. Gia tăng quy mô đào tạo sau đại học đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo.
Phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến theo hướng quốc tế hóa các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao và nâng cao chất l ượng tuyển sinh đầu vào các chương trình đào tạo liên kết quốc tế. Khuyến khích du học tại chỗ và thu hút sinh viên nước ngoài vào học tại ĐHQGHN.
Tiếp tục đầu tư chiều sâu để hoà n thiện hệ thống giáo trình, bài giảng; đảm bảo tất cả các môn học ổn định đều có giáo trình, bài giảng phục vụ giảng dạy và học tập; phấn đấu có nhiều sách, tài liệu tham khảo cho mỗi môn học; khuyến khích xuất bản sách giáo khoa, sách chuyên khảo có chất lượng bằng tiếng Anh; tích cực xây dựng cơ sở học liệu số hóa.
Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy - học, gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tự học theo kiểu nghiê n cứu và khả năng thực hành của người học. Khuyến khích thực hiện thí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu.
Tiếp tục phát triển quy mô đào tạo sau đại học gắn liền với việc tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Tăng cường tích hợp đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học, gắn kết các hoạt động nà y ngay từ khâu xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học, đề cương luận án v.v...
Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, với nghiê n cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét về chất lượng giáo dục cả tri thức và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
4. Mở rộng quy mô và nâng cao tầm vóc hoạt động khoa học - công nghệ.
Tiếp tục mở rộng quy mô đi đôi với việc chú trọng chất lượng và hiệu quả của hoạt động khoa học - công nghệ.
Hình thành, củng cố và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh đ ể giải quyết các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học mũi nhọn, trọng điểm mang tính liên ngành cao. Tạo cơ chế liên thông, phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là giữa các đơn vị đào tạo (trường đại học, khoa trực thuộc) và các đơn vị nghiên cứu khoa học (viện, trung tâm) trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ, đào tạo và dịch vụ.
Tập trung đầu tư cho một số đề tà i nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia, nghiên cứu khoa học đỉnh cao (được đầu tư đặc biệt) để có một số kết quả khoa học đạt tầm cỡ quốc tế và một số sản phẩm khoa học - công nghệ có giá trị thực tiễn cao, góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đề ra những biện pháp khuyến khích tri ển khai ứng dụng phát minh, sáng chế vào thực tiễn, đưa nhanh các sản phẩm mang thương hiệu ĐHQGHN vào thị trường khoa học - công nghệ, thích ứng với cơ chế thị trường.
Tiếp tục đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý hoạt động khoa học – công nghệ, đồng thời phá t triển nhanh và đồng bộ mạng lưới các đơn vị nghiên cứu khoa học tương xứng với vị trí của một trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước. Tổ chức thực hiện đăng ký và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các tập thể, nhà khoa học.
5. Tăng cường chấ t lượng và hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở mới tại Hòa Lạc, đảm bảo yêu cầu chất lượng và đúng tiến độ.
Khai thác sử dụng có hiệu quả các tiểu dự án trong Dự án Giáo dục Đại học. Tiếp tục đầu tư chiều sâu có trọng tâm, trọng điểm cơ sở vật chất hiện nay ở Hà Nội để đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ chất lượng cao.
Đẩy mạnh xây dựng cơ sở mới tại Hoà Lạc. Trong năm 2005 - 2006, triển khai đồng bộ một số hạng mục chọn lọc trên cơ sở điều chỉnh hợp lý mục tiêu và tiến độ của các dự án thành phần theo phương châm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khai thác, sử dụng đầu tư của Nhà nước. Quản lý thật tốt nguồn vốn đầu tư ưu tiên của Nhà nước, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
6. Phát huy vai trò nòng cốt của Đ HQGHN trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và vị thế của ĐHQGHN trên trường quốc tế.
Tiếp tục mở rộng và phát triển hợp tác với các trường đại học và các tổ chức quốc tế có uy tín theo hướng ưu tiên phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nâng cao trình đ ộ đội ngũ cán bộ, thu hút nguồn tài trợ, học bổng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Phát triển và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác song phương, đa phương trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và giao lưu văn hoá.
Tích cực và chủ đ ộng tham gia, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của các tổ chức, mạng lưới giáo dục đại học khu vực, quốc tế. Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục nước nhà, đặc biệt trong việc xây dựng những quan điểm đổi mới, tiên tiến về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, trong việc thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
7. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chính trị tư tưởng, hoạt đ ộng của các tổ chức đoàn thể.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ, viê n chức, học sinh - sinh viên thông qua những nội dung, hình thức thích hợp, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xây dựng ý thức tự hào và trách nhiệm, tinh thần đoàn kết nhất trí của cán cán bộ, học sinh sinh viên đối với sự nghiệp phát triển ĐHQGHN, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Phát huy hiệu quả công tác thi đua - khen thưởng trong các lĩnh vực hoạt động.
Tăng cường sự phối hợp, gắn kết giữa các đơn vị, giữa các tổ chức đoàn thể trong các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là đà o tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động phong trào.
Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua chào mừng Đ ại hội Đảng các cấp, các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Đông Dương - tiền thân của ĐHQGHN, mốc khởi đầu của nền giáo dục đại học hiện đại Việt Nam. Các hoạt động này cần bám sát mục tiêu mở rộng ảnh hưởng và nâng cao vị thế của ĐHQGHN nói chung và của từng đơn vị nói riêng trong nước và quốc tế.
IV. Một số giải pháp cơ bản
1. Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng trong toàn ĐHQGHN nói chung và từng đơn vị trực thuộc nói riê ng theo bộ tiêu chuẩn của ĐHQGHN.
2. Rà soát kế hoạch phát triển đ ội ngũ cán bộ khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ đầu đàn, đầu ngành, cán bộ trẻ. Mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho cán bộ.
3. Tiếp tục ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy, giảm quy mô đà o tạo không chính quy, tăng mạnh quy mô đào tạo sau đại học (đạt khoảng 18% tổng quy mô đào tạo) trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo. Xây dựng phương thức quản lý hệ đào tạo tài năng, chất lượng cao như một nhiệm vụ đào tạo thường xuyên của ĐHQGHN. Nghiên cứu chế độ hỗ trợ học bổng (toàn phần hoặc một phần) cho sinh viên giỏi học các chương trình đào tạo quốc tế.
4. Tiếp tục đổi mới nội dung chương trì nh và phương pháp dạy – học theo hướng nâng cao năng lực sáng tạo, tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hành, ngoại ngữ, tin học, tăng thời lượng thực hành, tự học có hướng dẫn, tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin trong giảng dạy và học tập, kiểm tra và cải thiện điều kiện thực tập thực tế của sinh viên.
5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo giáo trì nh, bài giảng (giáo trình, sách tham khảo chính thức hoặc bài giảng đã được nghiệm thu) đối với tất cả các môn học đã ổn định thuộc các chương trình đào tạo của ĐHQGHN. Khuyến khích biên soạn sách giáo khoa, sách chuyên khảo bằng tiếng Anh. Đẩy mạnh việc hợp tác với ĐHQG TP. Hồ Chí Minh trong việc biên soạn, xuất bản, phát hành và sử dụng chung một số giáo trình, bài giảng.
6. Đẩy mạnh hơn nữa việc tích hợp đào tạo sau đại học với các đề tài khoa học- công nghệ. Khuyến khích các đề tài trọng điểm, đặc biệt có nhiệm vụ đà o tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho những luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ tham gia giải quyết các nhiệm vụ thuộc các đề tài, dự án khoa học - công nghệ.
7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trọng tâm là tin học hóa công tác quản lý, điều hành; xây dựng bài giảng điện tử, hệ thống phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội.
8. Đầu tư chiều sâu nhằm hiện đại hóa trang thiết bị khoa học, giảng đường, thư viện, phò ng thí nghiệm, cơ sở thực hành phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các phòng thí nghiệm trọng điểm tạo ra những kết quả, sản phẩm khoa học - công nghệ có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
9. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư và sử dụng thiết bị khoa học - công nghệ; xây dựng quy định về sử dụng thiết bị khoa học - công nghệ của ĐHQGHN.
10. Hợp tác với ĐHQG TP. Hồ Chí Minh và chủ động hợp tác với Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trung tâm Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) và một số cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước, nước ngoài thực hiện một số chương trình đào tạo và đề tài, dự án khoa học - công nghệ.
11. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình giải quyết những vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở khả năng cấp vốn của Nhà nước thực hiện điều chỉnh hợp lý mục tiêu, tiến độ và kế hoạch triển khai các hạng mục chọn lọc thuộc các dự án thành phần của Dự án xây dựng cơ sở mới của ĐHQGHN ở Hòa Lạc.
12. Chủ động tổ chức các chương trình dự bị ngoại ngữ nhằm tạo nguồn cho hoạt động trao đổi sinh viê n quốc tế và liên kết đào tạo quốc tế. Có chính sách hỗ trợ cho những sinh viên giỏi, trước hết là sinh viên hệ đào tạo tài năng, chất lượng cao tham gia các chương trình này.
V. Tổ chức thực hiện
Phương hướng nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 của ĐHQGHN được quán triệt tới tất cả các đơn vị, bộ phận, tổ chức đoà n thể, cán bộ, học sinh, sinh viên ĐHQGHN.
Văn phò ng và các ban chức năng có trách nhiệm cụ thể hóa Phương hướng nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 thành các chương trình, đề án, kế hoạch công tác cụ thể trong từng lĩnh vực mình phụ trách và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc căn cứ Phương hướng nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 của ĐHQGHN xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học của đơn vị và báo cáo Giám đốc ĐHQGHN trước ngà y 15/9/2005.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nă m học, có vấn đề gì mới các đơn vị cần báo cáo kịp thời về ĐHQGHN để chỉ đạo và giải quyết.
|