1. Họ và tên nghiên cứu sinh: HOÀNG DĨ ĐÌNH
2. Giới tính:Nữ
3. Ngày sinh:14/10/1963
4. Nơi sinh:Quảng Châu, Trung Quốc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 264/SĐH, ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn một năm theo văn bản số 552/QĐ-KH&SĐH ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Trường Đại học KHXH-NV, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ)
8. Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
9. Mã số: 62 22 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức
11. Tóm tắt các kết quả của luận án:
1) Luận án là công trình đầu tiên khảo sát và nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ), có đóng góp vào lý luận ngôn ngữ trần thuật: đề tài khảo sát và vạch ra những tiêu chí và đặc điểm ngôn ngữ trần thuật của ba nhà văn nữ trên bình diện ngôn ngữ như: Các ký hiệu ngôn ngữ dùng để thể hiện điểm nhìn, thời gian; Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trần thuật của ba nhà văn nữ; Phong cách ngôn ngữ trần thuật của ba nhà văn nữ; Chiến lược trần thuật của ba nhà văn nữ.
2) Với phương pháp nghiên cứu liên ngành ngữ văn, luận án đã nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của ba nhà văn nữ trên các bình diện người trần thuật, điểm nhìn, thời gian, trong đó, tiêu điểm là phương thức kể chuyện của người trần thuật, cách lựa chọn và sử dụng từ nhân xưng - ngôi trong điểm nhìn, phương thức xếp đặt thời gian trong văn bản.
3) Qua việc khảo sát và phân tích liên ngành các phương thức hoặc kỹ xảo trần thuật của truyện ngắn ba nhà văn nữ, luận án đã khẳng định sự lựa chọn sách lược trần thuật thể hiện quyền thoại ngữ của người trần thuật. Luận án cũng đã nêu ra đặc tính ngôn ngữ cũng như phong cách nghệ thuạt của ba nhà văn nữ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
1) Luận án có những đóng góp mới cho việc nghiên cứu văn học nữ (qua truyện ngắn) dưới góc độ ngôn ngữ với những phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghiên cứu Ngôn ngữ học, theo hướng Văn học kết hợp hướng nghiên cứu hệ thống và cấu trúc văn bản văn học trên cơ sở kết hợp các bình diện Kết học, Nghĩa học và Dụng học.
2) Đề tài sẽ đóng góp vào việc tìm kiếm và đổi mới phương pháp và xu hướng nghiên cứu văn học nữ nói chung và truyện ngắn nữ nói riêng qua các tiêu chí ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện ngắn.
3) Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng vào việc nghiên cứu phong cách học các truyện ngắn nữ cũng như khảo sát, cảm thụ và đánh giá tác phẩm văn học một cách khách quan và có tính thuyết phục.
|