1. Họ và tên: TRẦN MINH HIẾU
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 09/06/1984
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2376/SĐH, Ngày: 14/12/2006
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định ra hạn đào tạo số 3442/QĐ-CTSV ngày 22/12/2010
7. Tên đề tài luận án: Về khối lượng các hạt cơ bản trong sơ đồ siêu đối xứng
8. Chuyên ngành: Vật lý Lý thuyết và Vật lý Toán 9. Mã số: 62 44 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1) TS. Phạm Thúc Tuyền
2) PGS. TS. Hà Huy Bằng
11. Tóm tắt những kết quả mới của luận án:
- Trong mô hình thống nhất lớn siêu đối xứng SU(5) với cơ chế truyền gaugino, chúng tôi đã chỉ ra rằng neutralino là ứng cử viên vật chất tối trong một khoảng giá trị nhất định bị chặn trên của tanβ với các giá trị được cho trước của thang compact hóa MC và khối lượng gaugino chung m1/2 ở thang thống nhất lớn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số trong mô hình trên lên phổ khối lượng, chúng tôi đã thu được sự phụ thuộc của khối lượng các sparticle và các hạt trong gauge-Higgs sector vào các tham số tự do khi cố định những tham số tự do còn lại.
- Từ yêu cầu về mặt lý thuyết cũng như những ràng buộc hiện tượng luận đối với hai mô hình thống nhất lớn siêu đối xứng SU(5) và SO(10) với cơ chế truyền gaugino, chúng tôi đã chỉ ra một số giới hạn trong không gian tham số của hai mô hình thống nhất lớn này.
- Chúng tôi đã thu được phổ khối lượng cho các hạt mới trong hai mô hình SU(5) và SO(10) siêu đối xứng với cơ chế truyền gaugino. Sự khác nhau rõ rệt nhất giữa hai phổ khối lượng đã được tìm thấy ở các slepton tay trái và các down-type squark tay phải.
- Sử dụng phổ khối lượng năng lượng thấp đặc trưng, chúng tôi đã đề xuất phương pháp nhận biết các mô hình thống nhất lớn siêu đối xứng SU(5) và SO(10) với cơ chế truyền gaugino. Sự khác biệt về khối lượng giữa các selectron (smuon) tay trái của hai mô hình là đủ lớn để có thể phân biệt hai mô hình này trong các phép đo đạc ở máy va chạm LHC và ILC tương lai.
- Từ phổ khối lượng cùng với các góc trộn của hai mô hình phá vỡ siêu đối xứng mSUGRA và GinoSU5, chúng tôi đã thu được tiết diện tán xạ của các quá trình đơn photon, độ rộng phân rã của các quá trình liên quan, cũng như phân bố theo Eγ và cosθγ của tiết diện đơn photon trong từng mô hình tương ứng với tất cả các tổ hợp phân cực khả dĩ của va chạm electron-positron.
- Chúng tôi đã phát triển một phương pháp trực tiếp hơn để phân biệt các mô hình phá vỡ siêu đối xứng dựa trên tín hiệu đơn photon trong các máy va chạm tuyến tính e+e-. Chúng tôi đã chỉ ra rằng sự khác nhau giữa các tín hiệu đơn photon của hai mô hình mSUGRA và GinoSU5 trở nên rõ ràng sau ba năm thu thập số liệu trong máy va chạm ILC.
Xem thông tin chi tiết.
|