>>> English
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐỖ THỊ NGỌC OANH.
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/06/1964;
4. Nơi sinh: Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4094/SĐH, ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Giám đốc ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án theo Quyết định số 293/QĐ - ĐT ngày 3/6/2009; Quyết định số 426/QĐ ngày 30/12/2009 và Quyết định số 892/QĐ ngày 29/12/2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay.
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
9. Mã số: 62 14 05 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo; PGS.TS. Nguyễn Cúc
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã xây dựng được luận điểm: Cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay là bộ phận “Nhân lực” đặc biệt trong nguồn nhân lực chúng của đất nước. Nên họ phải được quan tâm bồi dưỡng theo quan điểm tăng cường năng lực thực hiện để tạo sự phát triển bền vững cho địa phương đồng thời thực hiện tốt bổn phận họ đảm đương.
- Luận án làm rõ nội hàm của một số khái niệm: năng lực, năng lực thực hiện, cán bộ chính quyền cấp xã; xác định các nội dung của quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã theo quan điểm tăng cường năng lực thực hiện.
- Luận án chỉ ra những yêu cầu khách quan phải đổi mới quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính theo quan điểm tăng cường năng lực thực hiện cho cán bộ chính quyền cấp xã.
- Thông qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, luận án đã đánh giá thực trạng các nội dung quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã; xác định những yếu kém, nguyên nhân những yếu kém đó trong quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay.
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn luận án đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay theo quan điểm tăng cường năng lực thực hiện.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nếu hiện thực hóa các giải pháp này phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của từng địa phương thạc sĩ hình thành đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xem thông tin chi tiết.
|