Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Công Thuận
Tên đề tài luận án: " Địa tầng Paleozoi trung - thượng vùng Hạ Lang, mối quan hệ với cấu trúc địa chất và khoáng sản mangan "

>>> English

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN CÔNG THUẬN              

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 26/02/1966                                                          

4. Nơi sinh: Hưng Yên.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3614/QĐ-SĐH, của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 22/10/2009.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: " Địa tầng Paleozoi trung - thượng vùng Hạ Lang, mối quan hệ với cấu trúc địa chất và khoáng sản mangan "

8. Chuyên ngành: Cổ sinh và Địa tầng

9. Mã số: 62.44.55.10.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Tạ Hòa Phương; Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:Luận án nghiên cứu thuộc vùng Hạ Lang nơi có cấu trúc địa chất rất phức tạp và có tiềm năng lớn nhất Việt Nam về khoáng sản mangan; Luận án đã làm rõ được trật tự địa tầng Paleozoi trung - thượng trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu trúc và cũng đã làm rõ các mức tầng chứa quặng mangan. Đồng thời luận án cũng đã sơ bộ xác lập được điều kiện thành tạo các trầm tích trong kỷ Devon. Những đống góp đó thể hiện ở những nội dung sau:

1. Đã xây dựng cơ sở khoa học để xác lập mới hệ tầng Nà Đắng.

2. Chứng minh hệ tầng Bản Cỏng tuổi Givet và có vị trí địa tầng giữa hệ tầng Nà Quản và Nà Đắng.

3. Chứng minh phần thấp nhất của hệ tầng Tốc Tát có tuổi Frasni.

4. Thành lập 3 sơ đồ tướng đá - cổ địa lý ứng với 3 thời kỳ thành tạo các trầm tích trong kỷ Devon.  

5. Xác định 3 giai đoạn hình thành quặng mangan là Frasni, Famen Tournais. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng ứng dụng trong các nghiên cứu sau:

- Sơ đồ địa tầng được xây dựng bởi NCS là đóng góp mới cho việc lập sơ đồ cấu trúc - kiến tạo vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu mới về địa tầng Paleozoi trung - thượng trong vùng tạo những tiền đề địa tầng quan trọng để định hướng tìm kiếm khoáng sản mangan.

- Việc kết hợp phân tích các cấu trúc và biến dạng kiến tạo trong nghiên cứu địa tầng đã giúp khôi phục chính xác trình tự địa tầng, phác họa bức tranh về tiến hóa bồn trầm tích khu vực trong Paleozoi giữa - muộn.

- Sơ đồ tướng đá - cổ địa lý được xây dựng giúp làm sáng rõ điều kiện thành tạo của các đá trầm tích và khoáng sản liên quan.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :