>>> English
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/8/1982
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 5429/SĐH ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: “Tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh học của các phức chất Pd(II), Ni(II) với một số dẫn xuất thiosemicacbazon”
8. Chuyên ngành: Hóa vô cơ
9. Mã số: 62 44 25 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Ngọc Châu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã tổng hợp được 12 phối tử là các thiosemicacbazon không có nhóm thế và có nhóm thế khác nhau: no (metyl), không no (allyl) và thơm (phenyl) ở vị trí N(4) của axit pyruvic, benzanđehit, axetophenon và nghiên cứu chúng bằng các phương pháp vật lý như hiện đại: IR, 1H - NMR và 13C – NMR để đưa ra công thức phân tử, công thức cấu tạo của chúng
- Đã tổng hợp, nghiên cứu và đưa ra công thức cấu tạo của 24 phức chất rắn của 12 phối tử trên với Pd(II) và Ni(II) bằng các phương pháp hóa lý như: phương pháp phân tích hàm lượng kim loại trong phức chất, phương pháp phổ IR, 1H - NMR và 13C - NMR và MS. Kết quả thu được cho phép kết luận về cách phối trí của các thiosemicacbazon cũng như cấu thức cấu tạo của các phức chất
- Đã sử dụng phần mềm mô phỏng Chem Bio Draw Ultra 11.0 để so sánh với phổ thực nghiệm và hỗ trợ việc qui gán các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 1H - NMR và 13C – NMR của các phối tử tổng hợp được.
- Đã sử dụng phần mềm tính toán online isotope disstribution calculator để tính toán cường độ tương đối của các pic đồng vị trong cụm pic ion phân tử của các phức chất và so sánh giá trị thu được với giá trị thực tế trên phổ thực nghiệm để xác định công thức hóa học của các phức chất. Đã sử dụng phần mềm mô phỏng Mass Fontier V.4.0 để hỗ trợ đưa ra giả thiết sơ đồ phân mảnh của một số phức chất: Pd(thbz)2, Pd(pthbz)2, Ni(pthbz)2 và Ni(thacp)2.
- Đã thăm dò hoạt tính kháng sinh của 12 phối tử, 24 phức chất và 2 dung dịch muối Ni(II) và Pd(II) với 6 chủng vi khuẩn và 01 chủng nấm. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng sinh của phức chất mạnh hơn của ion kim loại tự do và các phối tử tương ứng. Có 6 phức chất có hoạt tính kháng sinh khá tốt, trong đó phức chất Ni(mthacp)2 có thể kháng được 5/7 chủng khuẩn và nấm đem thử.
- Đã thử khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào gây bệnh ung thư ở người và khả năng gây độc đối với tế bào thường của 6 phức chất có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Kết quả cho thấy một số phức chất có giá trị IC50 đối với tế bào thường lớn hơn so với giá trị IC50 đối với tế bào ưng thư. Như vậy, có một khoảng nồng độ khá rộng mà trong đó phức chất đã ức chế tế bào ung thư nhưng chưa ảnh hưởng lớn đến tế bào thường.
|