1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Huy Tuấn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/04/1969
4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4158/QĐ-SĐH của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2008
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Trọng Cúc; PGS.TS. Lê Văn Thăng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận có liên quan đến phân quyền, trên cơ sở đó luận án đã áp dụng khung khái niệm/khung phân tích về phân quyền trong quản lý tài nguyên thiên nhiên của các học giả nổi tiếng trên Thế giới như Meinzen-Dick và Knox (2001), và Schlager và Ostrom (1992) để phân tích vai trò, động cơ và năng lực của các bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền trong quản lý rừng; phân tích thể chế địa phương thông qua phân tích việc thực hiện các quyền (“tập hợp các quyền”) của các bên liên quan khác nhau, bao gồm cả quyền chính thức và quyền không chính thức. Đây là một tiếp cận mới và phù hợp với nghiên cứu về phân quyền trong bối cảnh quản lý rừng ở Việt Nam.
- Đã phân tích được các nguyên nhân dẫn đến “khoảng cách/bất cập” giữa quyền chính thức và quyền không chính thức trên cơ sở tổng hợp các khung khái niệm/khung phân tích của các học giả nói trên.
- Đã đề xuất được khung khái niệm/khung phân tích về phân quyền (bao gồm cả khái niệm phân quyền) trong quản lý rừng phù hợp với bối cảnh phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Các nhà nghiên cứu có thể áp dụng khung khái niệm/khung phân tích đã được đề xuất vào việc nghiên cứu các vấn đề/chủ đề liên quan đến phân quyền.
- Các đề xuất liên quan đến quản lý rừng cộng đồng có giá trị tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lâm nghiệp trong việc ban hành các chính sách liên quan đến giao đất giao rừng nói chung và quản lý rừng cộng đồng nói riêng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu hiệu quả của phân quyền đối với các nguồn tài nguyên rừng được giao cả về khía cạnh số lượng (diện tích, trữ lượng) và chất lượng (đa dạng sinh học).
- Nghiên cứu tác động của chính sách phân quyền đến đến tài sản sinh kế, bối cảnh dễ bị tổn thương… trong chiến lược sinh kế bền vững.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Hoàng Huy Tuấn (2010), “Sự phân quyền trong quản lý rừng ảnh hưởng như thế nào đến quyền sở hữu trong quản lý rừng cộng đồng? Nghiên cứu trường hợp ở vùng cao Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (16), tr. 70-76.
[2] Hoàng Huy Tuấn, Trần Thị Thúy Hằng (2012), “Sinh kế của người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng: Nghiên cứu trường hợp ở thôn Ka Nôn 1 và Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (13), tr. 68-74.
[3] Hoàng Huy Tuấn (2013), “Sự phân quyền và quyền sở hữu trong quản lý tài nguyên thiên nhiên: Tiếp cận lý thuyết và bối cảnh hóa trong quản lý rừng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (01), tr. 2657-2669.
|