1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Tuyết
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/10/1978
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3139/QĐ-SĐH ngày 21/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội về bổ sung cán bộ hướng dẫn
7. Tên đề tài luận án: “Cơ sở địa lý phục vụ tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thành phố cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
8. Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
9. Mã số: 62850101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Cao Huần; PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã làm rõ cơ sở địa lý với tiếp cận cảnh quan học (là trọng tậm) và địa lý kinh tế để giải quyết các nhiệm vụ và nội dung của luận án.
- Đã xác định đặc điểm và tính đặc thù trong phân hóa cảnh quan thành phố Móng Cái với 2 kiểu cảnh quan, 3 lớp cảnh quan, 6 phụ lớp cảnh quan và 40 loại cảnh quan thuộc 4 tiểu vùng cảnh quan. Cấp loại cảnh quan được sử dụng để phân tích, đánh giá tiềm năng sinh thái và tiềm năng không gian của chúng cho bố trí không gian phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đô thị và đô thị cửa khẩu. Cấp tiểu vùng cảnh quan là đơn vị phân vùng cơ sở của thành phố phục vụ cho tổ chức và quản lý tổng hợp theo lãnh thổ (khu vực) .
- Bằng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, luận án đã xác định được tiềm năng sinh thái và không gian của các loại cảnh quan đối với mục đích phát triển (1) Nông nghiệp: Cây lúa và cây ngắn ngày cần tưới; cây trồng cạn không tưới (nhờ nước mưa); (2) Lâm nghiệp: Rừng phòng hộ; rừng sản xuất; (3) Phát triển nuôi trồng thủy sản; (4) Phát triển du lịch tắm biển; (5) Phát triển đô thị và đô thị cửa khẩu thành phố Móng Cái.
- Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng sinh thái và tiềm năng không gian các cảnh quan tích với kết quả phân tích điều kiện kinh tế xã hội, các vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên và các quy hoạch phát triển liên quan, luận án đã đề xuất khung định hướng không gian phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch tắm biển, đô thị và đô thị cửa khẩu gồm: 4 tiểu vùng chức năng với cực phát triển và các không gian ưu tiên phát triển, các tuyến hành lang liên kết , cụ thể:
(1) 01 cực phát triển đô thị cửa khẩu
(2) 13 không gian ưu tiên phát triển xung quanh cực phát triển đô thị cửa khẩu;
(3) Các tuyến trục liên kết: 04 tuyến liên kết ngoại vùng (02 tuyến liên kết trên đất liền và 02 tuyến liên kết trên biển) và các tuyến nội vùng .
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu đưa ra phương pháp nghiên cứu tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị và đô thị cửa khẩu, đặc biệt là khẳng định tính khoa học và tổng hợp cao trong xác lập cơ sở địa lý theo tiếp cận cảnh quan và địa lý kinh tế, trên cơ sở đó mở ra khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho các lãnh thổ quy mô cấp huyện và tương đương
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Trần Thị Tuyết (2010), “Tiềm năng phát triển du lịch thành phố cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, 4 (29) 12/2010, ISSN 1859-1604, tr.32-39.
[2] Trần Thị Tuyết (2011), “Vấn đề môi trường tại các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, 1 (30), ISSN 1859-1604, tr.38-43.
[3] Trần Thị Tuyết (2011), “Ô nhiễm môi trường biển – thách thức đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.
[4] Trần Thị Tuyết (2012), “Kinh tế cửa khẩu Móng Cái: cơ hội và thách thức trên con đường hội nhập và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, 3 (36), 9/2012, ISSN 1859-1604, tr.23-28.
[5] Trần Thị Tuyết, Mai Hải Linh, Đặng Thành Trung (2012), “Hợp tác liên vùng để bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, 4 (37), ISSN 1859-1604, tr.35-39.
[6] Trần Thị Tuyết (2013), “Phân vùng chức năng môi trường phục vụ quản lý lãnh thổ Móng Cái”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, 1, ISSN 1859-1604, tr.12-17.
|