1. Họ và tên học viên: Nguyễn Mạnh Thắng.
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/10/1964.
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4035/QĐ-ĐHQGHN ngày 07/11/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.
7. Tên đề tài luận án: “Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam”
8. Chuyên ngành: Luật Kinh tế
9. Mã số: 62 38 01 07
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Huy Cương
11. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của luận án:
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về việc áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam. Luận án có kết quả nghiên cứu mới bao gồm xây dựng mô hình lý luận và tìm hiểu môi trường pháp lý lịch sử và môi trường pháp lý hiện tại cho việc áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam, rồi đưa ra các kiến nghị cải cách pháp luật. Đây là những vấn đề hữu ích cho đời sống thương mại ở một nước theo truyền thống Sovietique Law. Ở Việt Nam tập quán pháp đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng tập quán không hoàn toàn có hiệu quả và được nhìn nhận một cách đầy đủ ở Việt Nam. Vì thế Luận án chứng minh sự cần thiết cải cách hệ thống pháp luật theo hướng áp dụng một cách có hiệu quả tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại. Để làm được điều đó, cần tiến hành hai bước. Trước hết Luận án nhìn nhận một cách khái quát hệ thống pháp luật và tập quán ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó chúng ta có thể hiểu rõ sự phong phú của thực tiễn thương mại ở Việt Nam. Tiếp đó, Luận án phân tích những văn bản pháp luật liên quan tới việc sử dụng tập quán pháp. Đó là Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2011, cùng nhiều văn bản pháp luật khác. Qua phân tích có thể thấy cơ sở pháp lý cho việc áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam có nhiều bất cập lớn. Tóm lại, Luận án kết luận rằng cần phải có một mô hình lý luận chính thức để bảo đảm thiết lập môi trường pháp lý hiện tại cho việc áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại. Đồng thời Luận án đưa ra một số kiến nghị về chính sách, định hướng và các giải pháp cụ thể để bảo đảm áp dụng tập quán giải quyết tốt các tranh chấp thương mại ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Luận án có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cao trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật, và thực tiễn tư pháp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của Luận án, hướng nghiên cứu tiếp theo là hoàn thiện mô hình áp dụng tập quán ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Nguyễn Mạnh Thắng, “Vai trò của tập quán và các nguyên tắc của việc áp dụng tập quán trong thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 9 (293)/2012, tr. 47 – 54 & 67.
(2) Nguyễn Mạnh Thắng, “Mối quan hệ giữa tập quán thương mại với các nguồn pháp luật khác”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 18 (226)/2012, tr. 59 - 64.
(3) Nguyen Manh Thang, “Legal Environment of commercial usage application in Viet Nam”, Journal of US-China Public Administration, (Vol 10, No.4)/2013, pp. 432 - 438.
(4) Nguyễn Mạnh Thắng, “Các nguyên tắc và kỹ thuật áp dụng tập quán thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 1(297)/2013, tr. 49 – 55.
(5) Nguyễn Mạnh Thắng, “Môi trường pháp lý liên quan tới việc áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 2+3 (234+235)/2013, tr. 111 - 116.
(6) Nguyễn Mạnh Thắng, “Khái niệm và sự cần thiết áp dụng tập quán thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 15 (271)/2014, tr. 29 - 32 & 18.
(7) Nguyễn Mạnh Thắng, “Chứng minh tập quán thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 8(316)/2014, tr. 36 – 39 & 45.
(8) Nguyễn Mạnh Thắng, “Một số bất cập trong việc áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12(320)/2014, tr. 42 - 49 & 59.
Pháp luật, Số 1(297)/2013, tr. 49 - 55.
(9) Nguyễn Mạnh Thắng, “Phương thức chứng minh tập quán”, Tạp chí Kiểm sát, Số 19/2014, tr. 40 - 44.
|