1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN HUY PHÒNG
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/02/1982
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2213/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng
8. Chuyên ngành: Lý luận Văn học
9. Mã số: 62 22 32 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng, TS. Nguyễn Văn Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Vận dụng lý thuyết phong cách trong nghiên cứu, phê bình văn học, luận án đi sâu tìm hiều cuộc đời, sự nghiệp văn chương Nguyễn Huy Tưởng - một nhà văn, nhà văn hóa lớn của dân tộc thế kỷ XX. Những nỗ lực sáng tạo trong lao động nghệ thuật của nhà văn đã góp phần tạo nên một phong cách riêng độc đáo.
- Nguyễn Huy Tưởng sống trong bối cảnh nhiều biến động của lịch sử - xã hội, lớn lên trên quê hương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Những tác động của thời đại, gia đình, quê hương đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác về đề tài lịch sử với cảm hứng chính là ngợi ca, tự hào dân tộc với lòng yêu nước sâu sắc. Những quan niệm tiến bộ của ông về nghệ thuật, con người và trách nhiệm của kẻ sĩ trước cuộc đời, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.
- Điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng là sắc thái lịch sử - thời sự bao trùm mọi tác phẩm, thể loại, chi phối đến việc lựa chọn đề tài, xây dựng hình tượng nhân vật, kết cấu với khuynh hướng sử thi - anh hùng; giọng điệu trầm thống, bi hùng; ngôn ngữ trong sáng, giản dị với những lớp từ vừa gợi không khí cổ kính trang nghiêm, vừa lãng mạn, trữ tình giàu chất thơ.
- Nguyễn Huy Tưởng đã mang đến cho văn học Việt Nam một phong cách đặc biệt trong miêu tả với những chiêm nghiệm, suy tư về lịch sử dân tộc. Ông xứng đáng được mệnh danh là nhà chép sử bằng văn chương, nhà văn của những trang viết tài hoa về Hà Nội. Những đóng góp to lớn của ông đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, hội nhập và phát triển của văn học dân tộc.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tế:
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong ngành nghiên cứu văn học.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu phong cách nghệ thuật của các tác giả văn học Việt Nam hiện đại để từ đó thấy được phong cách chung của cả một giai đoạn, thời kỳ.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Huy Phòng (2012), “Triết lý nhân sinh trong Một ngày Chủ nhật của Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (5), tr. 86-88.
2. Nguyễn Huy Phòng (2012), “Nguyễn Huy Tưởng và những trang viết cho tuổi thơ”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (7), tr. 74-79.
3. Nguyễn Huy Phòng (2013), “Nguyễn Huy Tưởng với văn chương và cuộc đời”, Tạp chí Tuyên giáo (5), tr. 50-54.
4. Nguyễn Huy Phòng (2013), “Một số quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng qua những trang nhật ký”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (5), tr. 47-58.
5. Nguyễn Huy Phòng (2013), “Bàn thêm về Lời đề tựa kịch Vũ Như Tô”, Tiếng vọng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, tr. 12-15.
6. Nguyễn Huy Phòng (2014), “Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật (5), tr. 53-58.
7. Nguyễn Huy Phòng (2014), “Quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về lịch sử”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (7), tr. 87-95.
8. Nguyễn Huy Phòng (2014), “Bàn thêm về Lũy hoa của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Sân Khấu (7), tr. 30-31.
9. Nguyễn Huy Phòng (2014), “Phong cách học với nghiên cứu, phê bình văn học”, Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (10), tr. 172-181.
10. Nguyễn Huy Phòng (2014), “Hình ảnh trăng trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình (10), tr. 46-51.
>>>>> Xem thêm thông tin luận án bản tiếng Anh.
|