Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đỗ Thị Thu Giang
Tên đề tài luận án: Enseignement du français commercial dans des écoles supérieures d’économie au Vietnam : Représentations et propositions d’amélioration (Giảng dạy tiếng pháp thương mại ở các trường đại học kinh tế tại Việt Nam : Biểu trưng và đề xuất nâng cao chất lượng)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thu Giang    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/03/1978             

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1575/QĐ-ĐHNN, ngày 22/11/2011

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Đổi cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Lân Trung làm cán bộ hướng dẫn phụ cho NCS thay cho TS. Đỗ Quang Việt: Quyết định số 254/QĐ-ĐHNN, ngày 14/01/2013

- Đổi cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Lân Trung làm cán bộ hướng dẫn chính, PGS.TS. Nguyễn Vân Dung làm cán bộ hướng dẫn phụ: Quyết định số 887/QĐ-ĐHNN ngày 22/05/2013

- Đổi tên đề tài nghiên cứu: Tên đề tài mới: Représentations du français commercial dans l’enseignement supérieur au Vietnam. Application à l’élaboration de syllabus à l’ESCE (Biểu trưng về tiếng pháp thương mại trong giảng dạy đại học ở Việt Nam : Ứng dụng vào việc xây dựng chương trình tại Trường ĐH Ngoại thương). Quyết định số 941/QĐ-ĐHNN ngày 31/05/2013.

- Chỉnh sửa tên đề tài nghiên cứu : Tên mới : Enseignement du français commercial dans des écoles supérieures d’économie au Vietnam : Représentations et propositions d’amélioration (Giảng dạy tiếng pháp thương mại ở các trường đại học kinh tế tại Việt Nam : Biểu trưng và đề xuất nâng cao chất lượng). Quyết định số 832b/QĐ-ĐHNN ngày 09/06/2014.

7. Tên đề tài luận án: Enseignement du français commercial dans des écoles supérieures d’économie au Vietnam : Représentations et propositions d’amélioration (Giảng dạy tiếng pháp thương mại ở các trường đại học kinh tế tại Việt Nam : Biểu trưng và đề xuất nâng cao chất lượng)

8. Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học tiếng pháp  9. Mã số: 62410111

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Lân Trung

- Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Vân Dung

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Nghiên cứu đã tìm ra được biểu trưng của sinh viên và giảng viên đối với việc giảng dạy tiếng pháp thương mại trong những trường đại học kinh tế lớn của Việt Nam. Biểu trưng này phản ảnh những suy nghĩ, quan điểm và thể hiện thực tiễn hành động của người dạy và người học đối với môn tiếng pháp thương mại dạy cho sinh viên ngành kinh tế. Theo các yếu tố cơ bản của biểu trưng, chúng ta có thể đánh giá thực tế giảng dạy trên nhiều phương diện. Cụ thể, nghiên cứu đã đưa ra những kết luận quan trọng sau:

1.   Tiếng pháp thương mại, vốn là một ngoại ngữ chuyên ngành, được giảng dạy như một môn chuyên ngành kinh tế bằng tiếng pháp hơn là một ngoại ngữ. Thực tế, người học và người dạy đều đặt mục tiêu kép là kiến thức chuyên ngành và kiến thức ngôn ngữ, điều này không đúng với mục tiêu của giảng dạy ngôn ngữ, dù là ngôn ngữ chuyên ngành.

2.   Việc xác định mục tiêu kép ở trên đã biến môn học trở thành khó khăn với cả người học và người dạy. Những khó khăn chủ yếu đến từ việc thiếu kiến thức chuyên ngành, thiếu vốn từ chuyên ngành, thiếu tài liệu dạy và học, thiếu phương pháp giảng dạy (đối với giáo viên), thiếu động lực học (đối với sinh viên).

3.   Việc giảng dạy tiếng pháp thương mại trong các trường kinh tế đang mang một hình ảnh kém tích cực với những đặc tính được sinh viên xác định là nhàm chán, tập trung vào thuật ngữ và dịch thuật. Trong khi giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành cần nhằm trang bị các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong môi trường chuyên môn.

4.   Có những hạn chế trong giảng dạy tiếng pháp thương mại được xác định ở những yếu tố khác nhau: nội dung giảng dạy, trình độ giảng viên, phương pháp giảng dạy và giáo trình tài liệu.

5.   Về tổng thể, sinh viên chưa thực sự hài lòng với môn học tiếng pháp thương mại. Theo đánh giá của họ, việc giảng dạy chưa tốt lắm và họ chỉ hài lòng một phần.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta đưa ra những giải pháp cụ thể: cần xác định lại mục tiêu giảng dạy của tiếng pháp thương mại, xây dựng lại chương trình giảng dạy tiếng pháp thương mại cho phù hợp với chuyên ngành đào tạo và mục tiêu đào tạo mà trọng tâm là tổ chức lại các chủ đề cần dạy, xây dựng bảng quy chiếu kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp trong môi trường chuyên môn, nâng cao trình độ giảng viên (chuyên môn và phương pháp), tiếp cận giáo trình tài liệu cập nhật…

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1

Biểu trưng của sinh viên Chương trình tiên tiến Đại học Ngoại Thương về tiếng pháp-ngoại ngữ 2

11/2012

Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế pháp ngữ dành cho các nhà nghiên cứu trẻ Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Vũng Tàu.

2

Biểu trưng về tiếng pháp thương mại trong các trường ĐH ở Việt Nam

8/2013

Tham luận đăng trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế pháp ngữ dành cho các nhà nghiên cứu trẻ Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tại Phnompenh.

3

Định kiến về tiếng pháp thương mại đối với sinh viên Đại học Ngoại Thương

5/2014

Tham luận tại Hội nghị Khoa học ĐHNN-ĐHQG Hà Nội 2014

4

Tự đào tạo: Biểu trưng của giáo viên tiếng pháp ĐH Ngoại thương Hà Nội

11/2014

Tham luận đăng trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế pháp ngữ dành cho các nhà nghiên cứu trẻ Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tại Hà Nội

5

Sinh viên ĐHNT nhìn nhận về dạy và học tiếng pháp như thế nào?

2014

Bài báo đăng trong Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, ĐH Hà Nội, số 41 (tháng 12/2014), ISSN 1859-2503

6

Lý thuyết biểu trưng xã hội và ứng dụng trong nghiên cứu biểu trưng của giáo viên tiếng pháp ĐH Ngoại thương về hoạt động tự học

 

2014

Bài báo đăng trong Tạp chí khoa học Nghiên cứu nước ngoài, ĐHQG Hà Nội, tập 30, số 1S 2014, ISSN 0866-8612

 >>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.

 Cầm Tú Tài - VNU - ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan