1. Họ và tên: Lâm Văn Đồng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 30/01/1975
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3670/QĐ-SĐH ngày 28 thánh 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài số 499/CTC-ĐT ngày 12/8/2013 của Giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học quốc gia Hà Nội
7. Tên đề tài luận án: Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
9. Mã số: 60 22 80 05
10. Cán bộ hưỡng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Sỹ Phán; GS.TS Nguyễn Ngọc Long.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã phân tích sự thống nhất giữa tư cách con người công dân và tư cách con người nghề nghiệp để khẳng định sự thống nhất giữa đạo đức công dân và đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc; từ đó làm rõ nội dung của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay bao hàm cả giáo dục những chuẩn mực đạo đức công dân, cả những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đối với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, vận dụng cách nhìn nhận của Hồ Chí Minh, luận án đã khái quát và phân tích nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc theo các quan hệ của người thầy thuốc với bệnh nhân, với đồng nghiệp, với khoa y học, với xã hội và với bản thân.
- Luận án đã luận giải tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay cả trên bình diện lí luận, cả trên bình diện thực tiễn.
- Luận án đã xác định và phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan tác động tới giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án đã kết hợp đánh giá cả thực trạng đạo đức, cả thực trạng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc nhằm làm rõ những thành tựu, những hạn chế của thực trạng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, điều mà những công trình đã được công bố ít quan tâm.
- Từ sự nghiên cứu hệ thống và đầy đủ hơn những vấn đề lí luận của đề tài, từ sự phân tích những nhân tố tác động, đánh giá thực trạng, luận án đã chỉ ra, phân tích những vấn đề cần giải quyết và đề xuất đầy đủ hơn những quan điểm và những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay. Trong số những giải pháp được đề xuất, có cả giải pháp thuộc về trách nhiệm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dư luận xã hội, điều mà những công trình đã công bố không đề cập tới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy đạo đức nghề nghiệp tại các trường đào tao ngành y .
- Những kết quả nghiên cứu trong luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay.
13. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn nữa vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đạo đức và giáo dục đạo đức cho đội ngũ điều dưỡng viên.
14. các công trình đã công bố liên quan đến luận án.
1. Lâm Văn Đồng (2009), “Nâng cao y đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị (6/2009), tr. 22-25.
2. Lâm Văn Đồng (2009), “Bồi dưỡng và nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (6/2009), tr. 70-74.
3. Lâm Văn Đồng (2013), “Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4(khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (7/2013), tr. 6-9.
4. Lâm Văn Đồng (2014), “Vấn đề giáo dục đạo đức cho thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục (7/2014), tr. 94-95.
5. Lâm Văn Đồng (2014), “Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay” Tạp chí Giáo dục lý luận (8/2014), tr. 64-67.
6. Lâm Văn Đồng (2014), “Giáo dục đạo đức cho cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (10), tr.42-48
>>>>> Xem thông tin chi tiết bản Tiếng Anh.
|