1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thúy Hằng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/11/1978
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh về việc điều chỉnh tên đề tài luận án số: 3210/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 355/QĐ- SĐH ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay”
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hùng Hậu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án:“Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay” được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tinh thần, nhân sinh quan cũng như về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.
- Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, cùng với đời sống tinh thần của cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, tác giả tiến hành phân tích thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay và một số vấn đề đặt ra. Từ đó, tác giả đưa ra quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tôn giáo (cụ thể là Phật giáo) đối với đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án còn làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn học như: triết học, tôn giáo học, văn hóa học, đạo đức học, lịch sử tư tưởng Việt Nam... ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong những năm tới, ảnh hưởng của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đến đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam cũng như cư dân đồng bằng sông Hồng còn nhiều diễn biến phức tạp do mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin gây ra. Vì vậy, luận án Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:
- Nghiên cứu những biến đổi của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cũng như các nhân tố đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng.
- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu sự biến đổi ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng, từ đó dự báo xu hướng phát triển đời sống tinh thần cũng như sự phát triển của Phật giáo ở đồng bằng sông Hồng trong tương lai, giúp cho các nhà hoạch định chính sách tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có quan điểm lịch sử cụ thể, khách quan nhằm phát huy hơn nữa vai trò của tôn giáo này đối với đời sống xã hội.
- Tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường hơn nữa vai trò của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay.
14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), “Xu hướng biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay”, Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, Nxb Phương Đông, tr.577 - 585.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2011 - 2013), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần người dân Hà Nội hiện nay, Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị quản lý.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2), tr.25 - 34.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Một vài suy nghĩ về giá trị hiện thời trong quan niệm nhân sinh của Phật giáo”, Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông (5), tr.59 - 63.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong việc xây dựng lối sống con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (216), tr.53 - 57.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Giáo dục giá trị văn hóa Phật giáo trong gia đình ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (219), tr.128 - 132.
>>>> Xem thông tin chi tiết bằng tiếng Anh.
|