1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Lan Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06 tháng 12 năm 1976
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4150/QĐ- SĐH, ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - những đảm bảo pháp lý.
8. Chuyên ngành: Lý Luận Lịch sử Nhà nước và Pháp Luật
9. Mã số: 62.38.01.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã đạt được kết quả mới sau đây:
- Từ góc độ lý luận, luận án đã tiếp thu và khái quát được hệ thống các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong nhà nước pháp quyền.
- Luận án đã phân tích đặc điểm, nội dung quyền trẻ em, trên cơ sở đó xây dựng khái niệm khoa học về quyền trẻ em.
- Luận án đã đề cập, phân tích và đưa ra khái niệm những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em, đồng thời phân tích, làm nổi bật đặc thù, các phương thức bảo đảm xã hội khác trong việc thực hiện quyền trẻ em.
- Luận án phân tích, đánh giá những yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt ra đối với việc bảo đảm quyền trẻ em.
- Luận án đã phân tích, so sánh những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em ở một số quốc gia, như Nga, Thụy Điển để đưa ra gợi ý hoàn thiện bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em ở Việt Nam.
- Luận án đã đề xuất được các quan điểm, giải pháp về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp: Hoàn thiện pháp luật; Tăng cường các năng lực của các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em; Giám sát các hoạt động thực hiện quyền trẻ em; Kết hợp các hình thức bảo đảm pháp lý và xã hội; giải pháp về giáo dục pháp luật; dịch vụ pháp luật; Thiết lập các thiết chế mới trong hệ thống các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể vận dụng vào thực tiễn tổ chức thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em. Ngoài ra, luận án còn cung cấp tài liệu học tập tham khảo cho các trường đại học, học viện, các trung tâm bồi dưỡng chính trị chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật khi nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế thực thi nhằm bảo đảm tốt hơn việc bảo vệ các quyền trẻ em ở Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1). Phan Thị Lan Phương, Lương Văn Tuấn (2010),“Quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí pháp lý (11), tr.7-9.
(2). Phan Thị Lan Phương (2014), “Bạo lực xâm hại trẻ em - thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị”, Tạp chí Tòa án (23), tr.20-24.(4).
(3). Phan Thị Lan Phương (2014), “Phòng, chống lạm dụng lao động trẻ em góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học (4), tr.58-64.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|