1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THU HOÀI
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12-11-1970
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu vi sinh vật sinh methane ứng dụng cho sản xuất biogas trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn
8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học
9. Mã số: 62420107
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: TS. Đinh Thúy Hằng
Hướng dẫn phụ: GS.TS. Nguyễn Lân Dũng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận nhóm cổ khuẩn sinh methane (CKSMT) đóng vai trò chìa khóa trong quá trình lên men kỵ khí chất hữu cơ ở điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn. Một số giải đáp khoa học đã đạt được cụ thể như sau:
- Đã tạo ra được nguồn CKSMT ký hiệu là BKM thích hợp cho quá trình lên men kỵ khí ở điều kiện nước lợ và nước mặn thông qua làm giàu từ trầm tích biển, cũng như phân lập và nuôi cấy.
- Bằng các cách tiếp cận thông qua các phân tử chỉ thị 16S rDNA và gen mcrA mã hóa cho tiểu phần a của methyl-coenzyme M reductase đã xác định được thành phần các nhóm chính trong nguồn CKSMT tạo nên BKM gồm Methanosarcina spp., Methanosaeta spp., Methanobacterium spp. và Methanolobus spp.
- Nghiên cứu quá trình lên men kỵ khí chất thải hữu cơ ở điều kiện nước lợ và nước mặn trên mô hình phòng thí nghiệm cho thấy bổ sung BKM vào hỗn hợp lên men có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng tốc quá trình khởi động cũng như hiệu suất xử lý COD.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả của luận án có khả năng ứng dụng cho mục đích vận hành các hệ thống xử lý chất thải hữu cơ theo nguyên lý kỵ khí ở điều kiện nước lợ và nước mặn tại các khu vực dân cư và bộ đội đóng quân ven biển và hải đảo, nơi nguồn nước ngọt bị hạn chế.
Ngoài ra, nguồn CKSMT tạo ra cũng có giá trị ứng dụng trong việc xử lý chất thải hữu cơ từ các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, góp phần tăng tính phát triển bền vững của ngành thủy sản ở Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hoàn thiện nguồn BKM ở dạng chế phẩm vi sinh vật hỗ trợ quá trình phân hủy kỵ khí chất thải hữu cơ trong điều kiện nước lợ và nước mặn.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý chất thải hữu cơ bằng biện pháp kỵ khí trong điều kiện nước lợ và nước mặn ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot, làm cơ sở phát triển công nghệ áp dụng cho các đơn vị bộ đội đóng quân trên các đảo.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Thị Hải, Dương Chí Công, Nguyễn Lân Dũng, Đinh Thúy Hằng (2013), « Phân lập cổ khuẩn sinh methane ưa mặn Methanosarcina sp. M37 từ trầm tích biển Cát Bà, Việt Nam », Tạp chí Công nghệ sinh học 11(2), tr. 363-368.
[2] Nguyễn Thu Hoài, Dương Chí Công, Đinh Thúy Hằng (2013), Tận thu năng lượng từ rong biển qua phân hủy kỵ khí trong điều kiện nước mặn, Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2013, quyển 2, tr. 233-236.
[3] Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Thị Tuyền, Nguyễn Lân Dũng, Đinh Thúy Hằng (2014), « Làm giàu và phân lập vi sinh vật nhóm methanogen từ trầm tích biển Việt Nam », Tạp chí Công nghệ sinh học 12(1), tr. 373-380.
>>>>> Thông tin LATS bằng tiếng Anh.
|