Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trịnh Thị Thơm
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học)

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh: TRỊNH THỊ THƠM            

2.   2. Giới tính: Nữ

3.   Ngày sinh: 02/9/1968                                                      

4.   4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5.   Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:  3676  ngày 28 tháng 10  năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.   Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7.   Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học)

8.   Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ                          

9.   9. Mã số: 62.22.01.01

10. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Là công trình đầu tiên nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án thực hiện được những nội dung sau:

-  Xác lập khung lí thuyết, bổ sung cơ sở lý thuyết về phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt;

- Xác định 3 phương thức mà các dịch giả sử dụng để dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong mối quan hệ với ngữ nguồn và ngữ đích, góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về dịch thuật;

- Khái quát hóa nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

- Đề xuất hệ thống dạng bài tập dịch hàm ý sắp xếp theo các mức độ nhận thức của Bloom nhằm nâng cao kỹ năng dịch cho sinh viên các chuyên ngành tiếng Anh và dịch thuật.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

-        Luận án là nguồn tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu về công tác dịch thuật và đánh giá các sản phẩm dịch.

-        Luận án bổ sung thêm cơ sở lý thuyết và thực tiễn góp phần nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm về hàm ý, dịch thuật và dịch hàm ý.

-        Luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu phong phú cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ và dịch thuật, nghiên cứu về biện soạn và xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ và dịch thuật.

-        Hệ thống dạng bài tập dịch có thể dùng để phát triển, thiết kế bài tập thực hành dịch nói riêng, bài tập rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho người học nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

-        Hàm ý văn hóa và phương thức chuyển dịch phát ngôn chứa hàm ý văn hóa.

-        Đánh giá bản dịch Anh – Việt.

14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án

1.   Trịnh Thị Thơm (2009), “Khảo sát hàm ý hội thoại trên cứ liệu truyện vui của Hill L.A. và một vài gợi ý về việc lựa chọn ngữ liệu dạy học Tiếng Anh”, Tạp chí Giáo dục (219), tr. 38 - 40.

2.    Trịnh Thị Thơm (2014), “Một số phương thức chuyển dịch hàm ý hội thoại từ tiếng Anh sang tiếng Việt” (Nghiên cứu dựa trên phát ngôn trích từ một số tác phẩm của Hemingway), Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (5), tr. 30 - 36.

3.    Trịnh Thị Thơm (2014), “Hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại trong dịch thuật Anh – Việt”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (42/103), tr. 24 - 26.

4.    Trịnh Thị Thơm (2014), “Một số phương thức chuyển dịch hàm ý quy ước từ tiếng Anh sang tiếng Việt” (Nghiên cứu dựa trên phát ngôn có hàm ý trong một số truyện ngắn của Hemingway), Ngôn ngữ & Đời sống (9), tr. 23 - 29.

5.    Trịnh Thị Thơm (2014), “Hàm ngôn trong tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (44/105), tr. 26 - 28.

6.   Trịnh Thị Thơm (2014), “Vai trò của biểu thức tình thái trong chuyển dịch phát ngôn mang hàm ý phủ định từ tiếng Anh sang tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (12), tr. 61 - 70.

>>>>> Xem thêm bản thông tin tiếng Anh.                                                   

 

 Tân lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :