Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Văn Thảo
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu biến động địa hình trong mối quan hệ với các hệ sinh thái vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thảo          

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 22/01/1974                                                          

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu biến động địa hình trong mối quan hệ với các hệ sinh thái vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS

8. Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường    

9. Mã số: 62.85.01.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Đặng Văn Bào

                                                             Hướng dẫn phụ: TS. Trần Đình Lân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Phân tích được các nhân tố tác động đến biến động địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển Quảng Ninh, trong đó yếu tố động lực triều, sinh vật và hoạt động nhân sinh là những nhân tố chính. Bước đầu lượng hóa được vai trò của thực vật ngập mặn và động vật đáy với địa hình vùng ven biển Quảng Ninh. Trong đó thực vật ngập mặn lưu giữ 50 – 90% trầm tích từ lực địa đưa ra, các mẫu phân tích chỉ ra xác động vật đáy đóng góp đến 10% tổng khối lượng trầm tích tầng mặt. Bước đầu xây dựng được sơ đồ địa mao-sinh vật vùng ven biển Quảng Ninh.

- Đánh giá được biến động địa hình vùng ven biển Quảng Ninh bao gồm: biến động đường bờ biển (xói lở, bồi tụ bờ biển) và biến động địa hình do khai thác than theo hai giai đoạn khác nhau 1975 – 1990 và 1990 – 2013 trên cơ sở giải đoán dữ liệu viễn thám và phân tích GIS. Đánh giá được tác động của biến động địa hình đến biến động các hệ sinh thái tiêu biển theo hai giai đoạn khác nhau 1975 – 1990 và 1990 – 2013. Vùng ven biển Quảng Ninh được phân thành 4 tiểu vùng biến động địa hình và hệ sinh thái theo các tiêu chí về biến động đường bờ, hệ sinh thái, tác động của khai thác than, tốc độ bồi lắng trầm tích và nguyên nhân biến động: Tiểu vùng Quảng Yên, tiểu vùng Tuần Châu – Cửa Ông, tiểu vùng Cửa Ông – Quảng Hà và tiểu vùng Móng Cái

- Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ven biển Quảng Ninh theo các tiêu chí về đặc điểm địa mạo, hệ sinh thái và biến động địa hình và hệ sinh thái. Tiểu vùng Móng Cái: mở rộng đô thị và phát triển dịch vụ thương mại, nuôi trồng thủy sản loài giáp xác và phát triển du lịch tắm biển. Tiểu vùng Cửa Ông – Quảng Hà: phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và cỏ biển, nuôi trồng thủy sản loài thân mềm và phát triển du lịch sinh thái. Tiểu vùng Cửa Ông – Tuần Châu: khai thác khoáng sản gắn với chống trượt lở đất, bảo vệ cảnh quan sinh thái và môi trường, phát triển du lịch khám phá cảnh quan biển, phát triển hệ thống cảng biển và hậu cứ phòng thủ quốc phòng. Tiểu vùng Quảng Yên: phát triển cây lương thực hàng măn và nuôi trồng thủy sản loài giáp xác.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ công tác quy hoạch các khu du lịch, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn hệ sinh thái và an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

- Lượng hóa mối quan hệ giữa địa mạo và sinh vật tại vùng ven biển trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu xây dựng bản đồ địa mạo sinh thái vùng ven biển

- Nghiên cứu xây dựng bản địa mạo – sinh vật vùng ven biển. Dự báo biến động địa hình trong mối quan hệ với các hệ sinh thái vùng ven biển theo các kịch bản khác nhau hoặc theo thời gian thực

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Văn Thảo, Đỗ Thị Thu Hương (2009), “Nghiên cứu phân bố san hô vùng đảo Cồn Cỏ bằng tư liệu viễn thám”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T.9(1), tr. 284-295.

[2] Nguyễn Văn Thảo (2009), “Đánh giá biến động đất ngập triều ven bờ bắc bộ giai đoạn 1998 – 2008 bằng tư liệu viễn thám”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển T. XIV, tr. 151-159.

[3] Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Xuân Thành (2012), “Xây dựng bản đồ và xác định diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang của các tỉnh ven biển bằng tư liệu viễn thám, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T.12(3), tr. 34-46.

[4] Nguyễn Văn Thảo, Đặng Văn Bào và Trần Đình Lân (2013), “Biến động phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T.13(4), tr. 349-357.

[5] Nguyễn Văn Thảo, Đặng Văn Bào (2014), “Phân kiểu biến đổi địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển Quảng Ninh phục vụ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T.14(3A), tr. 23-30.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

                       

 Vũ Quang - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   |