1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Viết Cường
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/09/1976
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2934 /QĐ-KHTN-CTSV, ngày 07/9/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu.
8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Hà, Viện Môi trường Nông nghiệp; PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải, Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định được khả năng cải tạo và nâng cao một số tính chất lý hóa đất xám bạc màu của than sinh học (TSH) sản xuất từ phụ phẩm cây lúa.
- Xác định được khả năng cố định kim loại nặng (KLN) của đất xám bạc màu có bổ sung TSH dưới tác động của một số yếu tố môi trường như: pH, thời gian, nồng độ các KLN và dung dịch chiết CaCl2 0,01 M.
- Xác định được khả năng giảm hút thu KLN của đất xám bạc màu có bổ sung TSH đối với cây rau muống và hàm lượng bổ sung TSH vào đất có thể gây tác hại đến sinh trưởng và phát triển của cây rau muống.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Than sinh học có thể được sản xuất dễ dàng bằng kỹ thuật nhiệt phân đơn giản. Nguyên liệu sản xuất TSH là phụ phẩm cây lúa, chúng bị dư thừa do thay đổi thói quen sử dụng và tập quán canh tác. Việc ứng dụng biochar có thể cải tạo môi trường đất xám bạc màu như: cải thiện tính chất lý hóa của đất, nâng cao năng suất lúa và cố định kim loại nặng, hạn chế rửa trôi kim loại nặng làm ô nhiễm nguồn nước.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Cần tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả và các tác động của TSH với một số loại đất và các loại cây trồng khác ở Việt Nam.
- Nghiên cứu sâu hơn về tác động của TSH đến môi trường đất như thời gian theo dõi dài hơn, khảo sát tác động của TSH đến hỗn hợp các nguyên tố KLN và tác động của TSH tới hệ vi sinh vật đất.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Mai Văn Trịnh, Trần Viết Cường, Vũ Dương Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu (2011), “Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rơm rạ và trấu để phục vụ nâng cao độ phì đất, năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 3 (24), tr. 66 - 69.
[2]. Trần Viết Cường, Mai Văn Trịnh, Phạm Quang Hà, Nguyễn Mạnh Khải (2012), “Nghiên cứu ảnh hưởng của than sinh học đến năng suất lúa và một số tính chất đất bạc màu”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. T. 28, Số 4S, tr. 19-25.
[3]. Trần Viết Cường, Bùi Thị Tươi, Phạm Quang Hà, Nguyễn Mạnh Khải (2014), “Nghiên cứu khả năng xử lý một số kim loại nặng trong môi trường nước của than sinh học từ phụ phẩm cây lúa”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. T. 30, Số 4S, tr. 36-41.
[4]. Trần Viết Cường, Đoàn Thu Hòa, Lê Hồng Sơn, Phạm Quang Hà, Nguyễn Mạnh Khải (2015), “Nghiên cứu ảnh hưởng của bón than sinh học đến tích luỹ một số kim loại nặng trong rau muống trồng trên đất xám bạc màu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 1 (54), tr. 112-117.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|