1. Họ và tên NCS: Phạm Văn Hưng 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 16/10/1983 4. Nơi sinh: Hải Phòng 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đổi tên đề tài luận án theo Quyết định số 1106/ QĐ - SĐH ngày 20 tháng 10 năm 2011 7. Tên đề tài luận án: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam 9. Mã số: 62 22 34 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án đã góp phần chỉ ra được các nhân vật liệt nữ tiêu biểu trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại và đã phân loại, sắp xếp sự xuất hiện của các nhân vật theo sự phân kì phù hợp với đối tượng. - Luận án đã chỉ ra được đặc điểm, quy luật vận động của mẫu hình nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại cũng như ý nghĩa văn học sử của mẫu hình này trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XIII - XIX. - Luận án góp phần mở ra hướng nghiên cứu so sánh nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại với nhân vật liệt nữ trong văn học Trung Quốc và trong tiến trình văn học Việt Nam từ thời Trung đại sang thời Hiện đại 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): - Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học và những người có cùng mối quan tâm 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): - Nghiên cứu nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại trong thế đối sánh với nhân vật liệt nữ trong văn học cổ Trung Quốc - Nghiên cứu nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại trong dòng chảy của kiểu nhân vật này sang những năm đầu thế kỉ XX 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian): [1] Phạm Văn Hưng (2013), “Mị Ê: Liệt nữ khai khoa bất đắc dĩ trong văn học Việt Nam trung đại”, Kỉ yếu Hội thảo Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.294 – 305. [2] Phạm Văn Hưng (2014), “Thúy Kiều của Nguyễn Du: Nẻo đến Vũ nương hay đường về Võ hậu?”, Kỉ yếu Hội thảo Nguyễn Du: Tiếp cận dưới góc độ văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.365 – 386. [3] Phạm Văn Hưng (2015), “Nhân vật liệt nữ trong Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng: Điểm gặp gỡ của Văn chương với Đạo lí và Chính trị”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31 (1), tr.40 – 51. >>> Thông tin bằng tiếng Anh (English)
|