1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Văn Thuân
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16/12/1974
4. Nơi sinh: Tiên Lãng, Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3611/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Tên đề tài luận án: “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
9. Mã số: 62 38 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phan Trung Lý, PGS.TS Đinh Xuân Thảo
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, làm sáng tỏ những vấn đề đã được giải quyết, cũng như những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết;
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung cơ bản và nhất là những yêu cầu đặt ra trong hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay;
- Đánh giá, phân tích quá trình hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội ở Việt Nam; cung cấp một số kinh nghiệm về hoạt động của hệ thống Ủy ban nghị viện ở một số nước. Bên cạnh việc rút ra những nội dung cần được tiếp tục kế thừa và phát triển, Luận án tập trung vào việc nhận diện một cách có hệ thống những hạn chế, vướng mắc lớn trong quy định của pháp luật và trong thực tiễn hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội;
- Xác lập được hệ quan điểm và đề xuất các giải pháp kiện toàn hoạt động của HĐDT, các Ủy ban trong việc thực hiện chức năng thẩm tra, giám sát, kiến nghị. Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, Luận án nhấn mạnh việc cần thiết phải bổ sung và thực hiện nhất quán các nguyên tắc làm việc của Hội đồng, Uỷ ban; nhấn mạnh vai trò của tập thể HĐDT, các Ủy ban, sự thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan này, phát huy mạnh mẽ hơn vai trò, trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Quốc hội trong những lĩnh vực chuyên môn.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu học thuật của các cơ sở nghiên cứu, trường đại học; trong quá trình hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quốc hội nói chung, của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói riêng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần cung cấp thông tin tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, sửa đổi các văn bản pháp luật về hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo tiến trình này.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu về hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là lĩnh vực có tính chất liên ngành. Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội liên quan đến hầu hết các phương diện hoạt động của Quốc hội nói riêng và các cơ quan khác trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta nói chung...Trong khuôn khổ của luận án tiến sĩ, tác giả chủ yếu nghiên cứu những vấn đề khái quát liên quan trực tiếp đến hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, gắn với các phương diện cơ bản là thẩm tra, giám sát, kiến nghị. Do vậy, đề tài vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu toàn diện, sâu hơn từ góc độ liên ngành, từ góc độ cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động cụ thể của Hội đồng dân tộc, từng Uỷ ban của Quốc hội.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Văn Thuân (2007), “Một số ý kiến trao đổi về giám sát văn bản quy phạm pháp luật”, Nghiên cứu lập pháp, 6 (101), tr. 25-30.
2. Trần Văn Thuân (Chủ nhiệm Đề tài) (2013), Xác lập quyền chất vấn của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan chủ quản, đã nghiệm thu năm 2013, đạt kết quả khá.
3. Trần Văn Thuân (2014), “Một số vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội”, Nghiên cứu lập pháp, 17 (273), tr. 16-27.
4. Trần Văn Thuân (2014), “Những gợi mở về yêu cầu hiện nay trong hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội”, Nghiên cứu lập pháp, 21 (277), tr. 18-24.
5. Trần Văn Thuân (Chủ nhiệm Đề tài) (2014), Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan chủ quản, đã nghiệm thu năm 2014, đạt kết quả khá.
6. Trần Văn Thuân (2015), “Vị trí, vai trò và phương thức hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, 18 (298), tr. 34-43.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|