1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM THẾ KIÊN
2. Giới tính: Nam.
3. Ngày sinh: 13/5/1979
4. Nơi sinh: Quảng Trị 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1018/QĐ-ĐT ngày 26/12/13 và Quyết định giao đề tài số 1356/QĐ-ĐT ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: được phép chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “Quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam” theo Quyết định số 174/QĐ-ĐT ngày 10/3/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 9. Mã số: 62 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Phan Minh Tiến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Về lí luận
Góp phần bổ sung và phát triển lý luận về quản lý ĐNVCHC trong các ĐHV ở Việt Nam, thể hiện qua các luận điểm sau:
- Làm sáng tỏ vai trò, chức năng và những yêu cầu về năng lực của ĐNVCHC trong các ĐHV ở Việt Nam.
- Hình thành được khung lý luận về quản lý ĐNVCHC trong các ĐHV ở Việt Nam theo tiếp cận QLNNL phù hợp với vai trò, chức năng của ĐNVCHC, phù hợp với đặc thù của ĐHV và xu hướng phát triển của các cách tiếp cận trong quản lý con người hiện nay.
11.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lý ĐNVCHC trong các ĐHV ở Việt Nam, chỉ ra được những kết quả và tồn tại, những bất cập để xây dựng các giải pháp quản lý ĐNVCHC nhằm tăng khả năng cống hiến của đội ngũ này cho các ĐHV đồng thời hướng tới việc đáp ứng nguyện vọng về vị trí việc làm và làm thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp cá nhân của đội ngũ này.
Hệ thống 5 giải pháp luận án đề xuất đồng bộ, cấp thiết, khả thi, và nâng cao được hiệu quả quản lý ĐNVCHC trong các ĐHV, đó là (1) thay đổi nhận thức về ĐNVCHC trong các ĐHV, (2) PTCV hành chính trong các ĐHV, (3) tuyển dụng và sử dụng ĐNVCHC theo vị trí việc làm, (4) đào tạo và phát triển nghề nghiệp ĐNVCHC theo tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn vị trí việc làm và (5) nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp lý về lương, gia tăng sự tham gia quản lý và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho ĐNVCHC. Giải pháp PTCV hành chính trong các ĐHV đã được thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy “Bảng mô tả công việc pháp chế” và “Bảng tiêu chuẩn vị trí việc làm pháp chế” là phù hợp với công tác pháp chế tại ĐH Huế, đồng thời giải pháp này đã có tác động tích cực đến sự thay đổi nhận thức về tính chủ động trong công việc và trong việc tự quản lý công việc của viên chức pháp chế ĐH Huế và hiệu quả quản lý ĐNVCHC tại ĐH Huế.
12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phan Minh Tiến, Phạm Thế Kiên (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Cơ quan Đại học Huế, Tạp chí Giáo dục (311), tr.13-15.
2. Phan Minh Tiến, Phạm Thế Kiên (2013), Phân tích công việc - Giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý viên chức tại Đại học Huế, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (2), tr.59-66.
3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phan Minh Tiến, Phạm Thế Kiên (2014), Quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học theo quan điểm tiếp cận quản lý nguồn nhân lực,Tạp chí Giáo dục (333), tr.19-22.
4. Phạm Thế Kiên (2015), Thực trạng công tác phân tích công việc hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục (364), tr.14-16.
5. Phạm Thế Kiên (2015), Sự thỏa mãn nghề nghiệp của đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục (120), tr.29-32.
6. Phạm Thế Kiên (2015), Nhận thức về tính chủ động trong công việc của đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý giáo dục (78), tr.34-35+64.
7. Phạm Thế Kiên (2015), Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nghề nghiệp đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục (371), tr.13-16.
>>>>> Bản thông tin tiếng Anh.
|