1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Quốc Tuấn
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/11/1981
4. Nơi sinh: Sông Mã – Sơn La
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1691/ QĐ-SĐH ngày 07/5/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Chế tạo và nghiên cứu hạt nano bạc, vàng và thử nghiệm ứng dụng.
8. Chuyên ngành: Vật lý chất rắn
9. Mã số: 62440701
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải
Hướng dẫn phụ: GS.TSKH. Nguyễn Hoàng Lương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đưa ra một phương pháp điện hóa siêu âm cải tiến đơn giản, rẻ tiền, ít sử dụng hóa chất, dễ dàng triển khai ở quy mô công nghiệp và sử dụng phương pháp này để chế tạo các hạt nano bạc, nano vàng.
- Đã đề xuất được một cơ chế chi tiết để giải thích quá trình hình thành và phát triển của các hạt nano được chế tạo bằng phương pháp điện hóa siêu âm cải tiến và sử dụng mô phỏng để chứng minh tính đúng đắn của cơ chế đề xuất.
- Ứng dụng trực tiếp hạt nano bạc vào diệt khuẩn E. coli và phòng trừ bệnh mốc sương trên cây nho.
- Tẩm nano bạc lên các vật liệu mang như than hoạt tính, bông gạc y tế và thử nghiệm khả năng diệt khuẩn của các vật liệu mang và sử dụng than hoạt tính tẩm nano bạc để chế tạo khẩu trang.
- Nội dung luận án đã được công bố trong 5 bài báo trong đó có 1 bài thuộc hạng mục SCI (Q1) và 1 giải pháp hữu ích.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Các kết quả thử nghiệm cho thấy các hạt nano bạc có khả năng ứng dụng cao.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Tran Quoc Tuan, Nguyen Van Son, Hoang Thi Kim Dung, Nguyen Hoang Luong, Bui Thu Thuy, Nguyen Thi Van Anh, Nguyen Dinh Hoa, Nguyen Hoang Hai (2011), "Preparation and properties of silver nanoparticles loaded in activated carbon for biological and environmental applications", Journal of Hazardous Materials, 192, pp.1321–1329.
[2] Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Đăng Phú, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Hoàng Lương (2013), "Các hạt nano chế tạo bằng phương pháp hóa học với sự hỗ trợ của các tác động vật lý", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tr.86-91.
[3] Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Hoàng Hải, Dương Ngọc Tú, Đỗ Trung Thu (2013), "Ứng dụng hạt nano bạc trong phòng trừ bệnh mốc sương trên cây nho", Kỷ yếu Hội nghị Vật lý chất rắn và Khoa học vật liệu toàn quốc lần thứ 8 (SPMS-2013), tr.402-405.
[4] Tran Quoc Tuan, Pham Van Hao, Luu Manh Quynh, Nguyen Hoang Luong, Nguyen Hoang Hai (2015), "Preparation and properties of silver nanoparticles by heat - combined electrochemical method", VNU Journal of science, 31 (2), pp.36-44.
[5] Trần Quốc Tuấn, Đỗ Đoàn Phúc, Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Hoàng Lương, Nguyễn Thế Toàn (2013), "Cơ chế hình thành và phát triển của các hạt nano bạc được chế tạo bằng phương pháp điện hóa siêu âm", Kỷ yếu Hội nghị Vật lý chất rắn và Khoa học vật liệu toàn quốc lần thứ 9 (SPMS-2015), tr.687-690.
[6] Nguyễn Hoàng Hải, Huỳnh Đăng Chính, Nguyễn Hoàng Lương, Trần Quốc Tuấn, Lưu Mạnh Quỳnh, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Duy Thiện (2012), "Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 963: Phương pháp điều chế dung dịch nano kim loại quý dạng keo bằng điện hóa siêu âm", Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|