1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nông Hồng Hạnh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/10/1984
4. Nơi sinh: Cao Bằng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1437/QĐ-ĐHNN ngày 29/10/2012
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu từ ngữ chứa “XIN” trong tiếng Hán hiện đại (đối chiếu với từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
9. Mã số: 62220204
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án đi sâu nghiên cứu về các tầng nghĩa của từ ngữ chứa “XIN” trong tiếng Hán hiện đại, đồng thời so sánh đối chiếu với các từ ngữ đối dịch sang tiếng Việt. Luận án quan tâm nghiên cứu từ ngữ chứa “XIN” và từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, nhằm thiết lập mô hình tri nhận chuyển dụ và ẩn dụ cho chúng. Nhằm giải thích sâu hơn về mối liên hệ giữa các tầng nghĩa, nghiên cứu này đã vận dụng lí luận hệ thống ngữ nghĩa liên tục của Taylor, lí thuyết tổng hòa ý niệm của Fauconnier để thể hiện rõ được xu hướng chuyển dịch ngữ nghĩa và quy luật tổng hòa ý niệm của từ ngữ chứa “XIN” trong tiếng Hán hiện đại và các từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt, từ đó làm nổi bật những nét giống và khác nhau của ngôn ngữ và văn hóa Trung Việt.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Công trình nghiên cứu này thông qua một ví dụ cụ thể là từ ngữ chứa “XIN” trong tiếng Hán hiện đại và các từ ngữ chỉ bộ phận bên trong cơ thể tương đương trong tiếng Việt để chứng minh cho quan điểm của các nhà ngôn ngữ học tri nhận như Lakoff, Johnsons, Taylor và Fauconnier. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này còn góp phần đóng góp cho các công tác như: giảng dạy tiếng Hán cho người Việt, giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đối dịch Trung - Việt, biên soạn giáo trình tiếng Hán, biên soạn từ điển Hán Việt, nghiên cứu ngôn ngữ học và nghiên cứu dạy học tiếng Hán.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Phạm vi của nghiên cứu này lấy từ ngữ chứa “XIN” trong tiếng Hán làm đối tượng chính, có sử dụng các từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt để đối chiếu. Vì vậy, chưa thể phân tích một cách toàn diện và bình đẳng về sự giống và khác nhau của tất cả các từ ngữ biểu đạt tình cảm và tư duy trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt. Trong nghiên cứu trong thời gian tới, sẽ tiến hành nghiên cứu song song giữa từ ngữ chứa “XIN” trong tiếng Hán hiện đại và các từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt. Như vậy, sẽ làm rõ hơn được những quy luật ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa thể hiện qua tiếng Hán và tiếng Việt.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) ThS.NCS Nông Hồng Hạnh (2016), Ẩn dụ phương vị trung tâm và pha trộn ý niệm của“心 /XIN”trong tiếng Hán hiện đại và cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3, tập 32. 2016 (ISSN 0866 – 8612).
(2) Cầm Tú Tài – Nông Hồng Hạnh (2015), Bàn về hiện tượng chuyển nghĩa từ ngữ chứa 心 tiếng Hán trong ẩn dụ vật chứa, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 10 (240) 2015, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam: tr13 - tr16 (ISSN 0868 - 3409).
(3) PGS.TS. Cầm Tú Tài – ThS.NCS Nông Hồng Hạnh (2015), 现代汉语含“心”词语的容器隐喻及其越南语之表达浅谈, 越南汉语教学与研究:现状与前景国家研讨会会议论文汇编 (Hội thảo quốc gia 2015 giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam: Thực trạng và hướng phát triển), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội: tr359 – tr362 (ISBN: 978-604-62-4007-5).
>>>>> Xem thông tin tiếng Anh.
|