1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hương Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22 / 05 / 1978
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3231/QĐ-ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2011
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Gia hạn thời gian học tập theo Quyết định số: 352/QĐ-ĐT ngày 28 tháng 01 năm 2014
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu từ ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết trong tiếng Hán hiện đại (có đối chiếu với tiếng Việt)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
9. Mã số: 62220204
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cầm Tú Tài, TS. Đỗ Thị Thanh Huyền.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, luận án đã vận dụng lí thuyết nguyên mẫu phân tích những vấn đề cơ bản và cấu trúc phạm trù ngữ nghĩa của từ ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết trong tiếng Hán, đồng thời đối chiếu với tiếng Việt, chỉ ra cơ sở và cơ chế hình thành những phạm trù ngữ nghĩa đó một cách hệ thống.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án đã lựa chọn từ những từ ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết (một trong những ý niệm tri nhận cơ bản nhất của con người về thế giới khách quan) làm đối tượng nghiên cứu, chỉ ra những đặc trưng và qui luật hình thành phạm trù ngữ nghĩa của hệ thống từ này, bổ sung lí luận liên quan đến ngữ nghĩa học để giải thích một cách khoa học quá trình hình thành nghĩa của từ. Luận án cũng tiến hành đối chiếu từ ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết trong hai ngôn ngữ Hán và Việt, gợi mở những vấn đề khoa học liên quan đến giảng dạy ngôn ngữ thứ hai, đối chiếu ngôn ngữ và văn hoá, dịch thuật, giao tiếp liên văn hoá…
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Để nhìn nhận vai trò của ý niệm thời tiết trong tư duy của con người một cách hệ thống và toàn diện hơn, những nghiên cứu tiếp theo sau luận án sẽ đề cập đến từ ngữ liên quan đến thuộc tính thời tiết.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
+ Nguyễn Thị Hương Giang (2014), “Đối chiếu ẩn dụ ‘feng’ trong tiếng Hán và ‘gió’ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tập 30, số 2.
+ Nguyễn Thị Hương Giang (2014), “Phân tích nghĩa từ ‘Yun’ bằng lí thuyết nguyên mẫu”, Tạp chí Đời sống Giáo dục, kì 22, Trung Quốc.
+ Nguyễn Thị Hương Giang (2015), “Phạm trù ngữ nghĩa của ‘gió’ nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7.
+ Nguyễn Thị Hương Giang (2015), “Phạm trù ngữ nghĩa của ‘Yu’ trong thành ngữ tiếng Hán nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10.
+ Nguyễn Thị Hương Giang (2015), “Phạm trù ngữ nghĩa của ‘Feng’ trong tiếng Hán nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Giảng dạy và Nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam: Hiện trạng và hướng phát triển”
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|