1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Hồng Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/02/1984
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 1544/QĐ-SĐH, ngày 25 tháng 5 năm 2010, của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tên luận án theo quyết định số 623 QĐ/XHNV, ngày 26/2/2016, của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1956-1975)
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 9. Mã số: 62 22 03 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng
PGS.TS Trương Thị Tiến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã phục dựng cụ thể, chi tiết bức tranh về giáo dục đại học dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1956 đến năm 1964 và từ năm 1965 đến năm 1975 ở trên các phương diện hệ thống/cấu trúc, mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp đào tạo, đội ngũ giảng viên - sinh viên, cơ sở vật chất ngân sách và tổ chức quản lý đại học.
- Luận án làm sáng tỏ được mối quan hệ giữa điều kiện lịch sử miền Nam Việt Nam dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa với sự vận động của giáo dục đại học từ năm 1956 đến năm 1975.
- Luận án đã làm sáng tỏ sự chuyển biến của giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa từ giáo dục đại học tinh hoa, hàn lâm kiểu Pháp từ năm 1956 đến năm 1964 sang mô hình đại học đại chúng, thực tiễn của Hoa Kỳ từ năm 1965 đến năm 1975.
- Luận án đã khai thác và hệ thống hóa một khối tư liệu phong phú, đa dạng về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là các nguồn tư liệu sơ cấp hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II ở thành phố Hồ Chí Minh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án đã rút ra được một số kinh nghiệm làm cơ sở tham khảo trong việc bổ sung cho việc phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về lịch sử giáo dục đại học cũng như những công trình thông sử về lịch sử miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử giáo dục Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Lịch sử kinh tế, chính trị, văn hóa-giáo dục ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)
- Lịch sử giáo dục đại học Việt Nam từ sau năm 1975
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Hoàng Thị Hồng Nga (2014), “Một số phong trào đấu tranh của sinh viên miền Nam Việt Nam (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự (271), tr. 22-27.
2. Hoàng Thị Hồng Nga (2015), “Một số tìm hiểu về đại học cộng đồng ở miền
Nam Việt Nam (1970-1975)”, Tạp chí Giáo dục lý luận (226), tr. 113-116.
3. Hoàng Thị Hồng Nga (2015), “Một số đóng góp về văn hóa giáo dục của Nghiệp đoàn giáo học tư thục Việt Nam (1953-1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (292), tr. 74-78.
4. Hoàng Thị Hồng Nga (2015), “Đặc điểm giáo dục Hoa Kỳ thế kỷ XX và một số ảnh hưởng trong giáo dục miền Nam Việt Nam (1965-1975)”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (204), tr. 54-61.
5. Hoàng Thị Hồng Nga (2015), “Vài nét về giáo dục đại học cộng đồng Mĩ và sự du nhập vào Việt Nam (1970-1975), Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (211), tr. 53-61.
6. Hoàng Thị Hồng Nga (2015), “Một số ảnh hưởng của trào lưu đại học phương Tây trong giáo dục đại học dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954-1975)”, Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận từ góc độc lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015, tr. 375-383
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|