1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hùng
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/07/1986
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4761/QĐ-KHTN-CTSV ngày 29/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 743/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
7. Tên đề tài luận án: “Tổng hợp các phức chất có khả năng thăng hoa để ứng dụng chế tạo màng mỏng Cu2O, ZnO bằng phương pháp CVD”
8. Chuyên ngành: Hóa vô cơ
9. Mã số: 62440113
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS. TS. Triệu Thị Nguyệt
Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Nguyễn Hùng Huy
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã chế tạo thành công và khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lắng đọng, chiều dày màng đến cấu trúc, tính chất quang và tính chất điện của:
+ Màng Cu2O trên đế thủy tinh bằng phương pháp CVD từ tiền chất đồng(II) pivalat với tác nhân phản ứng là hơi nước.
+ Màng ZnO trên đế thủy tinh bằng phương pháp CVD từ tiền chất kẽm(II) pivalat với tác nhân phản ứng là hơi nước.
+ Màng kép Cu2O/ZnO bằng phương pháp CVD từ tiền chất đồng(II) axetylaxetonat và kẽm(II) pivalat với tác nhân phản ứng là hơi nước.
Trong đó, màng Cu2O và màng ZnO được chế tạo từ đồng(II) pivalat và kẽm(II) pivalat chưa từng được công bố.
- Đã thăm dò khả năng ứng dụng màng kép Cu2O/ZnO làm lớp chuyển tiếp dị thể p-n trong pin mặt trời. Đặc trưng I-V trong bóng tối của các pin thu được là phi tuyến tính xác nhận sự tạo thành lớp chuyển tiếp dị thể p-n. Kết quả khảo sát các đặc tính của pin ở điều kiện chiếu sáng 906 W/m2 cho thấy pin Au/Cu2O/ZnO(550)/ITO có các tính chất quang điện tốt nhất với VOC = 2,0×10-3 V, ISC = 3,9×10-8 A, hệ số điền đầy FF = 23.43×103 và hiệu suất chuyển hóa η = 6,47×10-2 %.
- Đã thăm dò khả năng ứng dụng màng ZnO trên đế ITO làm cảm biến khí. Cảm biến có màng ZnO lắng đọng ở 550oC từ kẽm(II) pivalat có tính chọn lọc cao đối với khí NO2 và làm việc tốt ở nhiệt độ phòng với thời gian hồi đáp và thời gian khôi phục khá ngắn.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị như: cảm biến khí, pin mặt trời, các tranzito màng mỏng ...
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu ứng dụng các màng mỏng oxit kim loại chế tạo bằng phương pháp CVD trong lĩnh vực chế tạo: pin mặt trời, cảm biến khí, tranzito màng mỏng, thiết bị phát quang.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Thị Lụa, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hùng Huy (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và tính chất của màng mỏng Cu2O được chế tạo bằng phương pháp CVD từ đồng(II) axetylaxetonat với tác nhân phản ứng là hơi nước-hidropeoxit”, Tạp chí Hóa học T. 50(5B), tr. 283-287.
[2] Nguyễn Thị Lụa, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hùng Huy (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và tính chất của màng mỏng Cu2O được chế tạo bằng phương pháp CVD từ đồng(II) axetylaxetonat với tác nhân phản ứng là hơi nước”, Tạp chí Hóa học T. 50(5B), tr. 288-293.
[3] Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Lụa, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hùng Huy (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và tính chất của màng mỏng Cu2O được chế tạo từ đồng(II) axetylaxetonat bằng phương pháp CVD với tác nhân phản ứng là hơi rượu-nước”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học T. 17(4), tr. 3-7.
[4] Nguyễn Mạnh Hùng, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hoàng Lê, Nguyễn Hùng Huy (2013), “Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc và tính chất quang học của màng mỏng ZnO được lắng đọng bằng phương pháp CVD từ tiền chất kẽm pivalat”, Tạp chí Hóa học T. 51(3AB), tr. 320-323.
[5] Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Lụa, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hùng Huy (2013), “Ảnh hưởng của tác nhân phản ứng đến quá trình chế tạo màng Cu2O từ đồng(II) axetylaxetonat bằng phương pháp CVD”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học T. 18(1), tr.74-78.
[6] Nguyễn Mạnh Hùng, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy (2013), “Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc và tính chất điện của màng mỏng ZnO được lắng đọng bằng phương pháp CVD từ tiền chất kẽm pivalat”, Tạp chí Hóa học T. 51 (6ABC), tr. 216-219.
[7] Nguyễn Mạnh Hùng, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy, Nguyễn Hoàng Lê (2013), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc và tính chất quang của màng mỏng Cu2O được lắng đọng trên đế ZnO/Thủy tinh bằng phương pháp CVD từ tiền chất đồng(II) axetylaxetonat”, Tạp chí hóa học T. 51(6ABC), tr. 220-224.
[8] Nguyễn Mạnh Hùng, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy, Phạm Anh Sơn (2015), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc, các tính chất quang và điện của màng Cu2O được lắng đọng bằng phương pháp CVD từ tiền chất Cu(II) axetylaxetonat”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học T. 20(1), tr.74-79.
[9] Nguyễn Mạnh Hùng, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy, Phạm Anh Sơn (2015), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc và tính chất quang của màng mỏng ZnO được lắng đọng bằng phương pháp CVD từ tiền chất kẽm axetylaxetonat”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học T. 20(2), tr. 64-69.
[10] Nguyễn Mạnh Hùng, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy, Nguyễn Thành Thọ (2015), “Ảnh hưởng của chiều dày đến cấu trúc và tính chất điện của màng Cu2O”, Tạp chí Hóa học T. 53(3e12), tr. 119-122.
[11] Nguyễn Mạnh Hùng, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy, Đặng Xuân Chất (2015), “Ảnh hưởng của chiều dày đến cấu trúc và tính chất điện của màng mỏng ZnO”, Tạp chí Hóa học T. 53(3e12), tr. 123-127.
>>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.
|