1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Ngọc Thúy
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/10/1981
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011//QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 3203/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31-12-2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc kéo dài thời gian học tập: 24 tháng.
- Quyết định số 733/QĐ-SĐH ngày 26-10-2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Đảng lãnh đạo cuộc vận động quốc tế chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam (1954-1975).
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 9. Mã số: 62 22 56 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Trình bày có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động quốc tế phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam góp phần làm sâu sắc thêm một khía cạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Bước đầu nêu lên những nhận xét, đánh giá, kết quả, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động quốc tế chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam từ 1954 đến 1975.
- Cung cấp một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu về đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời cung cấp những dữ liệu lịch sử làm cơ sở khoa học trong việc hoạch định chủ trương và biện pháp vận động quốc tế của Đảng và nhà nước Việt Nam ngày nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Những kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo cuộc vận động quốc tế những năm 1954-1975 có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay, nhất là cuộc đấu tranh về bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc vận động quốc tế tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, tổ chức và lực lượng trong khu vực và trên thế giới nhằm chống lại những thế lực bành trướng, bảo vệ hòa bình, đảm bảo an toàn hàng hải và hàng không quốc tế trên Biển Đông đã và đang đặt ra ngày càng cấp thiết trong tình hình hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu về đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tìm hiểu chủ trương của Đảng về giải quyết vấn đề biển Đông trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Ngọc Thúy (2011), “Tìm hiểu dư luận quốc tế với vấn đề chất độc da cam/đioxin ở Việt Nam (1961-1971)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (6), tr.83-88.
2. Vũ Quang Hiển, Trần Thị Ngọc Thúy (2012), “Cuộc đấu tranh trên trận địa dư luận quốc tế về việc đế quốc Mỹ sử dụng chất độc hoá học trong chiến tranh xâm lược Việt Nam những năm 1961-1971”, Nỗi đau da cam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.141-181.
3. Trần Thị Ngọc Thúy, Vũ Quang Hiển (2013), “Vận động dư luận quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của Việt Nam tại hội nghị Pari”, Hội thảo Khoa học Quốc tế - Hiệp định Pari 1973: 40 năm nhìn lại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.251-261.
4. Trần Thị Ngọc Thúy (2014), “Phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam (1954-1975)”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thường niên năm 2014, NXB Xây dựng, tr.343-345.
5. Trần Thị Ngọc Thúy (2014), “Nhân dân thế giới phản đối đế quốc Mỹ sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thường niên năm 2014, NXB Xây dựng, tr.356-358.
6. Trần Thị Ngọc Thúy (2014), “Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ”, Sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Đề tài nghiên cứu khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Mã số: QGTĐ 11.11, nghiệm thu ngày 21-4-2014.
7. Trần Thị Ngọc Thúy (2015), “Chủ trương vận động quốc tế của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 - 1975”, Tạp chí Lịch sử Đảng (10), tr.58-63.
>>>>> Thông tin bằng tiếng Anh.
|