1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/08/1976
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7.Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu xác định chỉ thị phân tử SSRs liên kết với locus kiểm soát chất lượng xơ ở cây bông”
8. Chuyên ngành: Di truyền học 9. Mã số: 62 42 01 21
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Trịnh Đình Đạt
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(i) Luận án đã xây dựng được bản đồ liên kết di truyền cây bông tứ bội nhờ phân tích phân li di truyền quần thể con lai F2 (L591 x HD138). Bản đồ bao gồm 214 chỉ thị SSR, trải dài 3.083,8 cM trên 26 nhóm liên kết, tương ứng với 26 NST của bông tứ bội hệ gen AD.
(ii) Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam xác định được vị trí của 14 QTL chất lượng xơ, bao gồm: 3 QTL chiều dài xơ, 3 QTL độ bền xơ, 2 QTL độ đều xơ, 3 QTL độ giãn xơ, 2 QTL tỷ lệ xơ và 1 QTL chỉ số xơ ngắn. Các QTL định vị trên các nhóm liên kết số 1, 2, 3, 5, 8, 12, 19, 20, 23 và 26 với giá trị LOD dao động từ 2,31 đến 3,31. Tỷ lệ % quy định biến dị kiểu hình (giá trị R2 %) của các QTL dao động từ 5,98% đến 22,40%, trong đó có 7 QTL có tỷ lệ R2 >10%.
(iii) Trong số 14 cặp chỉ thị phân tử SSR liên kết hai phía với các QTL đã được phát hiện, có 11 chỉ thị liên kết gần QTL với khoảng cách £ 5cM, trong đó 4 chỉ thị liên kết chặt QTL với khoảng cách < 2 cM: BNL3971 liên kết qFL-2 và qFS-2; BNL2768 liên kết qFL-12; NAU1193 liên kết qFE-2; BNL3257 liên kết qFU-8;
(iv) Kết hợp với kết quả theo dõi ngoài đồng ruộng và phân tích chỉ thị SSR liên kết với QTL chất lượng xơ trên các dòng bông thế hệ BC4F2 đã xác định được 2 dòng bông C27-1-1 và C36-3-1 triển vọng đạt cấp I theo các chỉ tiêu chính (chiều dài xơ ³ 32mm, độ mịn xơ 3,0- 4,9 mic; độ bền xơ ³ 31 g/ tex), đồng thời có năng suất ³ 2,0 tấn/ ha. Ngoài ra có 6 dòng bông xơ dài (chiều dài xơ ³ 32 mm), 12 dòng xơ cực bền (độ bền xơ ³ 31 g/tex). Đây chính là nguồn vật liệu quan trọng để phát triển thành các giống bông phục vụ ngành bông trong nước.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án đã lập bản đồ 14 QTL liên quan đến các chỉ tiêu chất lượng xơ bông và xác định được 14 cặp chỉ thị SSR liên kết với các QTL. Những QTL chất lượng xơ và các chỉ thị phân tử SSR liên kết đã được sử dụng để chọn lọc những cá thể mang QTL chất lượng xơ phục vụ công tác chọn tạo giống. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho việc ứng dụng phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử (MAS) trong chọn tạo giống bông chất lượng xơ tốt tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã đóng góp nguồn vật liệu cho việc phát triển các dòng/ giống bông thuần và bông lai phục vụ ngành bông trong nước.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Cần tiếp tục nghiên cứu để xác nhận sự ổn định của các QTL chất lượng xơ trong quần thể.
- Phát triển và sử dụng những chỉ thị phân tử SSR liên kết chặt với QTL chất lượng xơ vào nghiên cứu chọn giống bông chất lượng xơ tốt tại Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trịnh Minh Hợp, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2012), “Xác định cặp giống bố mẹ và sàng lọc các chỉ thị SSR cho đa hình phục vụ lập bản đồ locus kiểm soát chất lượng xơ ở cây bông (Gossypium spp.)”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 4, trang 45- 49.
[2] Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trịnh Minh Hợp, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Đánh giá khả năng kết hợp và ưu thế lai về tính trạng năng suất và chất lượng xơ của các con lai khác loài giữa bông Luồi (Gossypium hirsutum L.) và bông Hải đảo (Gossypium barbadense L.)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 2 (41), trang 89-96.
[3] Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Nhài, Trịnh Minh Hợp, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Chọn lọc những nguồn gen triển vọng phục vụ công tác chọn tạo giống bông năng suất cao, chất lượng xơ tốt tại Việt Nam”, Chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi- tập 2, Tạp chí Nông nghiệp và PTNN, trang 240- 247.
[4] Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015),“Xây dựng bản đồ liên kết phân tử cho giống bông tứ bội bằng chỉ thị SSR”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, Tập 13, số 4, trang 1073-1082.
[5] Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015),“Lập bản đồ QTL qui định chất lượng xơ ở cây bông”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 22, trang 33- 40.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|