1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Dung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/05/1985
4. Nơi sinh: Quảng Trị
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại Huyện Mường Chà - Tỉnh Điện Biên
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
9. Mã số: 62 22 01 25
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án tiếp cận vấn đề đa ngữ xã hội trên cơ sở lý luận của ngôn ngữ học xã hội, sử dụng kết hợp phương pháp ngôn ngữ học điền dã, phương pháp ngôn ngữ học xã hội để nghiên cứu trạng thái đa ngữ ở Mường Chà hiện nay. Luận án đã có những đóng góp mới như sau:
- Miêu tả và phân tích cảnh huống ngôn ngữ ở Mường Chà như chỉ ra những nét khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm về sự phân bố dân cư cũng như đời sống của người dân tộc thiểu số ở Mường Chà, đặc điểm các ngôn ngữ dân tộc thiểu số được sử dụng ở Mường Chà. Xây dựng bản đồ phân bố ngôn ngữ ở Mường Chà hiện nay.
- Phân tích các đặc điểm của cộng đồng đa ngữ ở Mường Chà (đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số trong các phạm vi giao tiếp khác nhau, thái độ và năng lực ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số đối với ngôn ngữ được sử dụng) qua các nghiên cứu trường hợp ở cả góc độ định tính lẫn định lượng.
- Đề xuất một vài kiến nghị cho vấn đề bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ cho Mường Chà nói riêng và Điện Biên nói chung.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc nghiên cứu hiện tượng đa ngữ xã hội ở vùng dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội.
- Kết quả nghiên cứu góp thêm một cơ sở cho việc xây dựng chính sách ngôn ngữ ở Điện Biên nói riêng và ở vùng dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung.
- Những đề xuất và kiến nghị trong luận án có thể được ứng dụng vào việc xây dựng các giải pháp nhằm bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ ở Điện Biên.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo trong đào tạo, nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu đa ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Điện Biên.
- Nghiên cứu vấn đề đa ngữ ở các vùng dân tộc thiểu số.
- Nghiên cứu vấn đề giáo dục ngôn ngữ ở các cộng đồng đa ngữ.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyen Thi Thu Dung (2013), “The Preservation of Engdangered language – Towards Substainable development in the Language diversity and multilingualism”, The 3rd International Conference on Sciences and Social Sciences 2013: Research and Development for Sustainable Life Quality, Rajabhat Maha Sarakham University, Maha Sarakham, pp. 620-624.
2. Nguyễn Thị Thu Dung, Trần Thanh Bắc (2013), “Vấn đề giảng dạy Việt Nam học cho sinh viên người dân tộc thiểu số tại Trường CĐSP Điện Biên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB ĐHQG HN, Hà Nội, tr. 54-67.
3. Nguyễn Thị Thu Dung (2014), “Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của người Thái tại xã Mường Tùng - Huyện Mường Chà - Tỉnh Điện Biên”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2013 - 2014, NXB ĐHQG HN, Hà Nội, tr. 396-411.
4. Nguyễn Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Thu Hương (2015), “Địa danh tiếng Thái và gốc tiếng Thái tại Điện Biên”, Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ VII: Cộng đồng Thái – Kadai Việt Nam - Những vấn đề phát triển bền vững, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 600-603.
5. Nguyễn Thị Thu Dung (2015), “Năng lực ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số ở huyện Mường Chà - Tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (6), tr.87-92.
6. Nguyễn Thị Thu Dung (2015), “Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của người Khơ Mú tại xã Mường Mươn - Huyện Mường Chà - Tỉnh Điện Biên”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2015, NXB ĐHQG HN, Hà Nội, tr. 1164-1172.
7. Nguyễn Thị Thu Dung (2016), “Một vài đặc điểm về cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr. 66-80.
8. Nguyễn Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Nguyệt Nga (2016), “Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và vai trò của nhà trường sư phạm ở một tỉnh miền núi”, Tạp chí Giáo dục (7), tr. 163-165.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|