1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Quang Hổ
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/4/1953
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 386/QĐ-XHNV ngày 16 tháng 02 năm 2016; Quyết định kéo dài thời gian học tập số 113/QĐ-XHNV ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;
7. Tên đề tài luận án: Bản thể luận Phật giáo trong Kinh Viên Giác, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm
8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
9. Mã số: 62 22 03 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Vân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong quan niệm của triết học Phật giáo về bản thể luận
- Giới thiệu về Kinh Viên Giác, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm và phân tích quan niệm về bản thể luận Phật giáo thể hiện qua các bộ Kinh này
- Đánh giá ý nghĩa, giá trị và hạn chế trong quan niệm về bản thể luận của triết học Phật giáo được thể hiện trong các bộ Kinh này
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án có thể được tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về Phật giáo, triết học Phật giáo và những nội dung liên quan đến vấn đề bản thể luận.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong những nghiên cứu liên quan đến triết học, tôn giáo học, triết học Phật giáo.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nhận thức luận Phật giáo
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Đinh Quang Hổ (2016), “Quan niệm về bản thể của Phật giáo qua Kinh Viên Giác”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2), tr. 27-33.
2. Đinh Quang Hổ (2016), “Quan niệm về bản thể luận trong lịch sử Triết học”, Tạp chí Giáo dục lý luận (4), tr.32 - 37.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|