1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tô Thúy Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/02/1982
4. Nơi sinh: Hà Tĩnh
5. Quyết định số 3844/QĐ-ĐT ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận nghiên cứu sinh năm 2011
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5668/QĐ-ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập 18 tháng
7. Tên luận án: Nghiên cứu tích hợp các vấn đề môi trường và các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 nhằm phát triển bền vững
8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: (1) GS.TS. Mai Trọng Nhuận; (2) TS. Nghiêm Thị Phương Tuyến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các chỉ tiêu môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) và quy trình tích hợp các chỉ tiêu này vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (QHTT) đã được phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (BVMT), thích ứng với BĐKH hướng tới phát triển bền vững (PTBV). (2) Đề xuất bộ chỉ tiêu tích môi trường, BĐKH và quy trình 5 bước tích hợp vào QHTT của Hà Tĩnh đến năm 2020 đã được phê duyệt. (3) Lần đầu tiên áp dụng bộ chỉ số, quy trình nói trên tích hợp các vấn đề môi trường, BĐKH vào QHTT tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 đã được phê duyệt. Cụ thể như sau:
- Cơ sở thực tiễn để tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT đã được phê duyệt là kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức đối với việc tích hợp. Kết quả tính toán 22 chỉ số PTBV cho thấy mức độ PTBV của Hà Tĩnh đạt ở mức trung bình so với các tỉnh khu vực Tây Bắc, đồng thời không có nhiều chuyển biến từ khi triển khai thực hiện QHTT. Các chỉ tiêu môi trường đề ra trong QHTT chưa thực sự phù hợp và hầu hết các chỉ tiêu thực tế thực hiện đều không đạt được.
- Bộ chỉ tiêu tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT gồm 14 chỉ tiêu với với 4 nhóm nội dung: kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo tồn ĐDSH, thích ứng và chống chịu với BĐKH, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường và BĐKH. Đây là cơ sở để xác định các mục tiêu liên quan đến BVMT và thích ứng với BĐKH, đồng thời là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
- Quy trình tích hợp vấn đề BVMT và thích ứng với BĐKH vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cấp tỉnh áp dụng đối với các địa phương đang triển khai thực hiện quy hoạch gồm 05 bước: (1) sàng lọc các vấn đề môi trường và BĐKH cần tích hợp; (2) đánh giá việc thực hiện các nội dung liên quan đến môi trường và BĐKH trong quy hoạch đã ban hành; (3) đề xuất tích hợp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo; (4) xác định nguồn lực tích hợp; (5) giám sát, đánh giá việc thực hiện tích hợp. Áp dụng quy trình thực hiện tích hợp 5 bước đối với Hà Tĩnh, là địa phương đã có Quy hoạch tổng thể được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, cho thấy các nội dung đề xuất là phù hợp và khả thi với Hà Tĩnh đảm bảo công tác BVMT và thích ứng với BĐKH. Trong quá trình thực hiện tích hợp, cần tính đến mức độ quan tâm và phát huy vai trò của 18 bên liên quan; đồng thời bố trí các nguồn lực thực hiện tích hợp bao gồm thời gian thực hiện, tài chính và nguồn nhân lực thực hiện tích hợp nhằm đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Việc tích hợp vấn đề BVMT và thích ứng với BĐKH vào QHTT Hà Tĩnh được thực hiện trong Luận án được thực hiện trên cơ sở điều kiện thực tiễn về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của Hà Tĩnh, do vậy có tính khả thi cao khi áp dụng. Để phát huy hiệu quả trong thực tế, cần thể chế hóa bằng việc các quy định và áp dụng vào thực tế Hà Tĩnh.
Do hầu hết các địa phương tại Việt Nam đang trong giai đoạn đánh giá giai đoạn đầu thực hiện QHTT, vì vậy nghiên cứu và triển khai tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT đã được phê duyệt đối với các địa phương có đặc điểm tương tự như Hà Tĩnh là hết sức cần thiết nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp nữa công tác BVMT và ứng phó với BĐKH và phát triển KT-XH để PTBV.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Để nâng cao hiệu quả việc tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cần nghiên cứu sâu, rộng hơn một số nội dung trước khi đưa vào thực tế áp dụng tại các địa phương khác: dự báo các vấn đề môi trường, BĐKH phát sinh trong thời gian tới; đánh giá mức độ tổn thương do tác động của BĐKH; nghiên cứu các công cụ hữu hiệu cho việc thực hiện tích hợp.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án
(1) Tô Thúy Nga (2014), "Một số vấn đề về lồng ghép biến đổi khí hậu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội", Kỷ yếu Hội nghị khoa học và công nghệ lần thứ 2 - Tài nguyên, Năng lượng và Môi trường vì sự phát triển bền vững (ISBN: 978-604-73-2811-6), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 651-660.
(2) Tô Thúy Nga (2015), "Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội", Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ III - Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 335-347.
(3) Tô Thúy Nga (2015), "Tích hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (21), Hà Nội.
(4) Tô Thúy Nga (2015), "Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong dự báo, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường", Tạp chí Môi trường, Chuyên đề (11), tr.39-42.
>>>>> Bản thông tin tiếng Anh.
|