1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Duy Nhiên
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/10/1971
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo và hoàn thành luận án vì lý do sức khỏe của nghiên cứu sinh.
7. Tên đề tài luận án: Chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay.
8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
9. Mã số: 62 31 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Lê Bộ Lĩnh
Hướng dẫn phụ: PGS.TS Trần Văn Tùng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Cho đến nay, đã có những công trình liên quan đến đề tài công bố ở trong và ngoài nước, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào có tính chất hệ thống, toàn diện về cơ sở khoa học, thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển giao CNC từ nước ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam.
Luận án được thực hiện, một mặt kế thừa, phát triển các công trình đã công bố, mặt khác bổ sung cho những khoảng trống nghiên cứu về CGCN nói chung, đặc biệt về chuyển giao CNC từ nước ngoài vào các ngành CNTĐ của một nước đang phát triển, đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng vào nền KT thế giới như Việt Nam.
- Luận án đã đặt ra và nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về chuyển giao CNC từ nước ngoài vào các ngành CNTĐ của một nước đang phát triển như Việt Nam: nội dung, hình thức, tiêu chí và các nhân tố tác động.
- Luận giải bằng lý luận và thực tiễn để trả lời câu hỏi: tại sao phải chuyển giao CNC từ nước ngoài vào các ngành CNTĐ của Việt Nam.
- Phân tích và chỉ ra các bài học kinh nghiệm có giá trị thiết thực đối với việc chuyển giao CNC từ nước ngoài vào các ngành CNTĐ của Việt Nam.
- Luận án đã nghiên cứu thực trạng, đánh giá thành tựu, hạn chế, tác động tích cực, tiêu cực và chỉ ra nguyên nhân thành công, hạn chế của chuyển giao CNC từ nước ngoài vào một số ngành CNTĐ của Việt Nam.
- Luận án đề xuất các giải pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển giao CNC vào các ngành CNTĐ của Việt Nam, từ định hướng chính sách đến vai trò, trách nhiệm, hành động của Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp và các yếu tố điều kiện thực hiện trong điều kiện hiện nay
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án hoàn thành, bảo vệ thành công góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận về chuyển giao công nghệ nói chung, chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào các nước đang phát triển như Việt Nam và vào các ngành công nghiệp trọng điểm nói riêng.
Luận án đã nghiên cứu thực trạng chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam, qua đó đã phản ánh, đánh giá kết quả, thành tựu, hạn chế, tác động của chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp này. Trên cơ sở nghiên cứu, chỉ ra nguyên nhân thành công, hạn chế, luận án đã đề xuất các giải pháp phát huy thành công, khắc phục hạn chế nhằm thúc đẩy chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn hoạt động chuyển giao công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại trên các phương diện xác định mục tiêu, thông tin công nghệ, lựa chọn, đàm phán, ký kết hợp đồng, đảm bảo các yếu tố điều kiện để tiếp thu, thích nghi, làm chủ, ứng dụng, cải tiến, đổi mới và lan tỏa công nghệ nhập ở các doanh nghiệp của các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu về nâng cao năng lực công nghệ, năng lực khoa học - công nghệ nội sinh của Việt Nam tăng cường khả năng hấp thu, cải tiến, đổi mới và sáng tạo công nghệ hướng tới nâng cao năng lực chủ động chuyển giao công nghệ cao, tiên tiến hiện đại theo hình thức chuyển giao dọc, từ kết quả R&D trong nội bộ nền kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu về chính sách huy động, tạo dựng, phát triển nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vốn và con người cho phát triển KH - CN và chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại vào các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam.
Nghiên cứu chuyên sâu về các hình thức chuyển giao công nghệ vào nền kinh tế Việt Nam và vào các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam, trong đó tập trung vào thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của chuyển giao CNC thông qua FDI và qua li xăng, hợp tác đầu tư mạo hiểm.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Duy Nhiên, Bàn về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, Tạp chí Khoa học, các khoa học xã hội (Bộ GD&ĐT, Trường ĐHSPHN), số 2/2003.
[2] Nguyễn Duy Nhiên, Kinh nghiệm của các nước Đông Á và bài học đối với Việt Nam về chuyển giao công nghệ, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 8/2015
[3]. Nguyễn Duy Nhiên, Thực trạng công nghệ - kết quả và các yếu tố tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 9/2015
[4]. Nguyễn Duy Nhiên, Chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào nước ta: từ chủ trương, định hướng chính sách đến đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu đặt ra đối với tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Thanh niên, số 11, tháng 3/2013
[5]. Nguyễn Duy Nhiên, Vai trò của công nghệ cao đối với phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 10/2015
[6]. Nguyễn Duy Nhiên, Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào các nước đang phát triển và vào nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 11/2015
[7]. Nguyễn Duy Nhiên, Thực trạng công nghệ, kết quả và tác động của chuyển giao công nghệ ở một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 1/2016
[8]. Nguyễn Duy Nhiên, Sự cần thiết của chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, số tháng 3 năm 2016.
[9]. Vũ Hồng Tiến, Nguyễn Duy Nhiên (2008), Giáo trình Những vấn đề thời đại, Nxb Đại học Sư phạm
[10]. Nguyễn Duy Nhiên, Chuyển giao công nghệ cao vào ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 3/2017.
>>>> Xem them bản thông tin tiếng Anh.
|